Ba chìa khóa để có một tình bạn tuyệt vời
Giới thiệu
Một chuỗi bán lẻ hàng đầu của Vương quốc Anh đã thực hiện một cuộc khảo sát do một nhóm các nhà tâm lý học thực hiện về nhân khẩu học khách hàng quan trọng của họ: Millennials (những người sinh từ năm 1981 đến đầu những năm 2000, còn được gọi là Thế hệ Y). Họ đã phỏng vấn 800 người. Kết quả thật đáng kinh ngạc đến nỗi họ không tin. Họ đã phỏng vấn 800 người khác và nhận được kết quả tương tự.
Kết quả đã phác họa một bức tranh đáng báo động về một thế hệ ngày càng cô đơn và lạc lõng. Số lượng người sống cô đơn một mình nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch mà chúng tôi thống kê được. Trung bình, Millennials dành sáu tiếng rưỡi mỗi ngày trên mạng xã hội. Nhiều người được phỏng vấn coi công việc là thứ mà họ thích nghi giữa mạng xã hội và bữa trưa! Họ phát hiện ra rằng mọi người có rất nhiều 'bạn bè' nhưng cảm giác cô đơn ngày càng tăng.
Một nghiên cứu gần đây hơn cho thấy 73% Thế hệ Z cảm thấy cô đơn, khiến họ trở thành thế hệ cô đơn nhất. Người ta nói rằng chúng ta đang tạo thành một nền văn hóa tập trung vào việc tăng cường kết nối Wi-Fi hơn là tăng cường kết nối cá nhân.
Không có gì sai với mạng xã hội, nhưng nó không thể thay thế cho tình bạn thực sự, mặt đối mặt. Chúng ta được tạo ra để làm bạn với Chúa (Sáng thế ký 3:8) và với nhau (2:18).
Hôn nhân là một phần của giải pháp cho sự cô đơn. Tình bạn, cũng rất quan trọng trong hôn nhân, cũng là một phần quan trọng của giải pháp. Chúa Giê-su nêu gương về tình bạn thân thiết giữa nam và nữ. Ngài đã chứng minh rằng hôn nhân không phải là giải pháp duy nhất cho sự cô đơn. Ở một khía cạnh nào đó, tình bạn thậm chí còn quan trọng hơn hôn nhân. Hôn nhân chỉ dành cho cuộc đời này; tình bạn là vĩnh cửu. ‘Tình bạn’, như C.S. Lewis viết, là ‘vương miện của cuộc sống và trường học về đạo đức’. Tình bạn nhân lên niềm vui và chia đôi nỗi buồn.
Kinh Thánh rất thực tế. Chúng ta thấy những ví dụ về những mối quan hệ bạn hữu tốt đẹp nhất, nhưng chúng ta cũng thấy những ví dụ về sự yếu đuối và thất bại của những mối quan hệ này. Qua những ví dụ và sự dạy dỗ của Kinh Thánh, chúng ta thấy ba chìa khóa quan trọng.
Thi thiên 77:10-20
10 Con nói: “Nỗi đau đớn của con là:
Tay phải của Đấng Chí Cao đã đổi thay.”
11 Con sẽ nhớ mãi công việc của Đức Giê-hô-va,
Nhớ đến các phép lạ của Ngài thuở xưa;
12 Cũng sẽ suy ngẫm về mọi công tác Chúa,
Và suy tư về những công việc của Ngài.
13 Lạy Đức Chúa Trời, đường lối Chúa là thánh.
Có thần nào vĩ đại bằng Đức Chúa Trời chăng?
14 Chúa là Đức Chúa Trời hay làm phép lạ;
Ngài bày tỏ quyền năng Ngài giữa các dân.
15 Chúa dùng cánh tay mình mà chuộc dân Ngài,
Tức là con cháu của Gia-cốp và Giô-sép.
16 Lạy Đức Chúa Trời, khi các dòng nước thấy Chúa,
Phải, khi các dòng nước thấy Chúa thì sợ hãi,
Và vực sâu run rẩy.
17 Đám mây tuôn nước xuống,
Bầu trời vang tiếng sấm
Và các mũi tên Chúa bay khắp bốn phương.
18 Tiếng sấm Chúa ở trong gió trốt;
Tia chớp chiếu sáng thế gian;
Đất chuyển động và rung rinh.
19 Con đường của Chúa ở trong biển,
Các lối của Chúa ở dưới nước sâu,
Còn các dấu chân Chúa không ai thấy được.
20 Chúa dùng tay Môi-se và A-rôn
Để dẫn dắt dân Ngài như một đàn chiên.
Bình luận
Sự đồng công quý giá
Mẹ Teresa nói, 'Tôi có thể làm điều bạn không thể, bạn có thể làm điều tôi không thể; cùng nhau, chúng ta có thể làm nên những điều tốt đẹp cho Chúa.’
Hôm qua, chúng ta đã thấy tác giả Thi thiên, trong cơn đau khổ, đã kêu cầu Chúa như thế nào. Trong nửa sau của bài Thi thiên, A-sáp nhớ lại một số cách thức kỳ diệu và quyền năng mà Đức Chúa Trời đã hành động trong quá khứ (c.11-12).
Đặc biệt, A-sáp nhìn lại sự giải cứu vĩ đại của Đức Chúa Trời đối với dân Ngài trong Xuất Ai Cập. Ông cầu nguyện, ‘Chúa là Đức Chúa Trời hay làm phép lạ; Ngài bày tỏ quyền năng Ngài giữa các dân.’ (c.14). Ông suy ngẫm về sự rẽ nước của Biển Đỏ (c.16–19) và kết luận: ‘Chúa dùng tay Môi-se và A-rôn; Để dẫn dắt dân Ngài như một đàn chiên.’ (c.20).
‘Môi-se và A-rôn’ là sự dự phần chung của con người để cùng tham gia vào công việc vĩ đại của Đức Chúa Trời. Đó là một trong những câu chuyện thành công vĩ đại nhất trong lịch sử của dân Chúa.
Điều này được thành vì họ được gọi cho những điều lớn lao hơn cả những mục đích của cá nhân họ. Họ đang nhìn ra bên ngoài theo cùng một hướng. Mặc dù là anh em nhưng họ có những kỹ năng và vai trò rất khác nhau. Trong khi Môi-se là người lãnh đạo, thì A-rôn chịu trách nhiệm về việc kết nối (Xuất Ê-díp-tô Ký 7:1–2) và hướng dẫn dân sự thờ phượng (28:1).
Ngày nay chúng ta cần các mối quan hệ đồng công tốt. Có nhiều lý do chính đáng khiến Chúa Giê-su phái các môn đồ ra đi theo từng cặp. Chức vụ có thể rất cô đơn. Đi ra theo cặp có thể tạo nên sự khác biệt. Đây là cách một số tình bạn tuyệt vời nhất được hình thành.
Cầu nguyện
Lạy Chúa, hôm nay con cầu nguyện rằng Ngài sẽ thiết lập mối quan hệ đồng công tốt đẹp trong hội thánh địa phương của chúng con và hội thánh trên toàn thế giới. Cầu mong có nhiều người, giống như Môi-se và A-rôn, bổ sung cho nhau và Chúa đạt được những điều vĩ đại nhờ họ.
Công vụ 15:22-41
22 Sau đó, các sứ đồ và trưởng lão cùng cả Hội Thánh quyết định chọn những người trong số họ và phái đi với Phao-lô và Ba-na-ba đến An-ti-ốt. Họ phái Giu-đe, cũng gọi Ba-sa-ba và Si-la, là hai người thuộc hàng lãnh đạo trong vòng anh em, 23 cùng với bức thư sau:
“Anh em chúng tôi là các sứ đồ và trưởng lão gửi lời chào thăm đến anh em thuộc các dân ngoại tại An-ti-ốt, Sy-ri và Si-li-si!
24 Vì chúng tôi có nghe rằng một vài người trong chúng tôi, dù chẳng nhận chỉ thị nào nơi chúng tôi, đã nói những điều gây xáo trộn và làm rối trí anh em. 25 Vì thế, chúng tôi đã nhất trí chọn và cử những người nầy đi cùng hai người rất yêu dấu của chúng tôi là Ba-na-ba và Phao-lô, đến với anh em. 26 Hai người nầy vốn đã liều mình vì danh Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. 27 Vậy chúng tôi đã phái Giu-đe và Si-la trực tiếp nói với anh em những điều chúng tôi viết trong thư. 28 Vì Đức Thánh Linh và chúng tôi đã đồng ý rằng chẳng nên chất thêm gánh nặng cho anh em, ngoại trừ những điều cần yếu nầy: 29 Phải kiêng của cúng thần tượng, huyết, thú vật chết ngạt, và chớ gian dâm. Anh em giữ mọi điều ấy là tốt.
Kính chào tạm biệt!”
30 Vậy, những người ấy từ giã Hội Thánh, xuống An-ti-ốt, triệu tập hội chúng lại và trao bức thư. 31 Sau khi đọc thư, họ đều vui mừng về lời khích lệ ấy. 32 Giu-đe và Si-la là những nhà tiên tri, dùng nhiều lời giảng dạy để khích lệ và làm họ thêm vững mạnh. 33 Sau khi lưu lại đó ít lâu, họ được các anh em đưa tiễn một cách bình an để trở về cùng những người đã sai họ đi.
Phao-lô và Ba-na-ba phân rẽ nhau
35 Nhưng Phao-lô và Ba-na-ba ở lại An-ti-ốt, hiệp với nhiều người khác giảng Tin Lành và dạy lời Chúa. 36 Sau đó ít lâu, Phao-lô nói với Ba-na-ba: “Chúng ta hãy trở lại thăm viếng anh em trong mỗi thành mà chúng ta đã rao giảng đạo Chúa, xem họ như thế nào.” 37 Ba-na-ba muốn đem theo Giăng cũng gọi là Mác. 38 Nhưng Phao-lô thì nghĩ không nên đem Mác theo, vì Mác đã lìa bỏ hai người tại Pam-phi-ly, không cùng họ tiếp tục công tác. 39 Do đó, có sự tranh luận gay gắt đến nỗi hai người phân rẽ nhau: Ba-na-ba đem Mác cùng đáp tàu đi đến đảo Síp. 40 Còn Phao-lô thì lên đường, sau khi đã chọn Si-la, và nhờ anh em giao phó mình cho ân điển Chúa. 41 Ông đi khắp Sy-ri và Si-li-si, làm cho các Hội Thánh được vững mạnh.
Bình luận
Giữ gìn tình bạn
Ngay từ thuở sơ khai của Hội Thánh, chúng ta đã thấy những tấm gương về những người bạn cùng nhau hợp tác làm việc. Phao-lô và Ba-na-ba là những người đồng công trong việc rao giảng Tin Lành (c.22). Họ được sai đi cùng nhau để mang sứ điệp của hội đồng Giê-ru-sa-lem đến cho dân ngoại (c.23).
Họ được mô tả là “...hai người rất yêu dấu của chúng tôi là Ba-na-ba và Phao-lô...” (c.25) ...đã liều mình vì danh Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ." (c.26).
Họ được đồng công cùng một nhóm khác – hai nhà lãnh đạo khác, Giu-đe (được gọi là Ba-sa-ba) và Si-la (c.22). Giu-đa và Si-la là những nhà tiên tri ‘khích lệ và làm họ thêm vững mạnh.’ (c.32). Một lần nữa, thật tốt khi các nhà tiên tri không hoạt động một cách cô lập, mà hợp tác với những người khác.
Tất cả điều này là tốt. Nhưng khi đọc tiếp, chúng ta thấy rằng sự chia rẽ, ngay cả trong Hội thánh đầu tiên, không chỉ về giáo lý (c.2), mà còn về các mối quan hệ cá nhân (c.39). Như Sandy Millar thường nói, 'Sự kêu gọi là thiêng liêng; nhưng các mối quan hệ là của con người!’ Phao-lô và Ba-na-ba bất bình (c.36–38). Họ có ‘tranh luận gay gắt’ và kết quả là họ ‘phân rẽ’ (c.39). Cuối cùng họ đã đi theo con đường riêng của họ.
Trong sự quan phòng của Chúa, cuối cùng thì mọi việc cũng diễn ra tốt đẹp. Ba-na-ba đã tìm thấy một cộng sự mới là Mác, anh họ của ông ấy. (Xem Cô-lô-se 4:10). Phao-lô tìm được một cộng sự mới ở Si-la và ‘đi khắp Sy-ri và Si-li-si, làm cho các Hội Thánh được vững mạnh.’ (Công vụ 15:41). Có thể sau này Phao-lô và Ba-na-ba đã làm hòa với nhau (xin xem 1 Cô-rinh-tô 9:6).
Thực tế là đôi khi ngay cả những mối quan hệ đồng công trong Cơ đốc nhân cũng gặp khó khăn và thất bại. Đức Chúa Trời có thể mang hy vọng vào những tình huống này: đó không phải là ngày tận thế nếu các Cơ đốc nhân rời bỏ nhau và đi theo con đường riêng của họ. Phân đoạn này cho thấy rằng sự bất đồng của họ không dẫn đến việc lấy đi phước lành của Đức Chúa Trời khỏi họ.
Tuy nhiên, như John Stott đã chỉ ra, ‘không nên dùng ví dụ này về sự quan phòng của Đức Chúa Trời như một cái cớ để Cơ đốc nhân cãi cọ’. Chúng ta nên luôn cố gắng hết sức để giải quyết những khác biệt của chúng ta và tránh sự phân rẽ đau đớn như vậy.
Bảo vệ tình bạn của bạn. Khi xảy ra mâu thuẫn, hãy luôn tìm cách hòa giải và nhớ rằng, như Martin Luther King đã nói, 'Tha thứ không phải là một hành động ngẫu nhiên; đó là một thái độ thường trực.’
Cầu nguyện
Thưa Cha, con cảm ơn Ngài về tấm gương đầy cảm hứng của Phao-lô và Ba-na-ba đã liều mạng vì danh Chúa Giê-xu Christ. Xin giúp chúng con giải quyết những khác biệt của chúng con và tránh, bất cứ khi nào có thể, sự phân rẽ đau đớn trong Hội thánh.
I Các vua 11:14-12:24
Những kẻ thù của Sa-lô-môn
14 Đức Giê-hô-va khiến một người nổi lên chống lại Sa-lô-môn là Ha-đát, người Ê-đôm, vốn thuộc hoàng tộc Ê-đôm. 15 Trước đây, vào thời Đa-vít chinh phục Ê-đôm thì Giô-áp, tướng chỉ huy quân đội, đã giết tất cả người nam ở Ê-đôm trong khi đi chôn cất các tử thi. 16 Giô-áp cùng toàn thể Y-sơ-ra-ên đã ở lại đó sáu tháng cho đến khi đã giết hết người nam ở Ê-đôm. 17 Lúc ấy, Ha-đát còn là một thiếu niên đã cùng với mấy người Ê-đôm, là các đầy tớ của cha mình, chạy trốn sang Ai Cập. 18 Họ đi từ Ma-đi-an đến Pha-ran. Rồi từ Pha-ran, họ đem theo một số người Pha-ran đi đến Ai Cập và ra mắt Pha-ra-ôn, vua Ai Cập. Vua nầy cấp cho Ha-đát nhà ở, lương thực và đất đai.
19 Ha-đát rất được lòng Pha-ra-ôn nên vua gả em vợ cho ông, tức là em gái của hoàng hậu Tác-bê-ne. 20 Em gái của Tác-bê-ne sinh cho Ha-đát một con trai tên là Ghê-nu-bát, là đứa con mà Tác-bê-ne dứt sữa trong cung điện Pha-ra-ôn. Như vậy, Ghê-nu-bát sống trong cung điện Pha-ra-ôn, giữa các con trai của vua.
21 Đang ở Ai Cập, Ha-đát nghe tin Đa-vít đã an giấc cùng các tổ phụ mình, và tướng chỉ huy quân đội là Giô-áp cũng đã chết, thì thưa với Pha-ra-ôn rằng: “Xin bệ hạ cho phép tôi trở về đất nước tôi.”
22 Pha-ra-ôn hỏi: “Ở với trẫm, ngươi có thiếu gì không mà phải tìm về đất nước ngươi?”
Ha-đát đáp: “Thưa, chẳng thiếu gì cả nhưng xin cho phép tôi đi.”
23 Đức Chúa Trời lại khiến một người khác nổi lên chống lại Sa-lô-môn là Rê-xôn, con của Ê-li-gia-đa, người đã trốn chủ mình là Ha-đa-rê-xe, vua Xô-ba. 24 Khi Đa-vít đánh giết quân của vua Xô-ba thì Rê-xôn chiêu tập một số người chung quanh mình và làm thủ lĩnh nhóm người đó. Họ kéo sang thành Đa-mách, ở đó và cai trị thành ấy. 25 Suốt đời Sa-lô-môn, Rê-xôn luôn chống lại Y-sơ-ra-ên, gây ra bao thảm họa chẳng kém gì Ha-đát. Khi đã làm vua A-ram, Rê-xôn càng thù địch với Y-sơ-ra-ên hơn.
Cuộc phiến loạn của Giê-rô-bô-am
26 Giê-rô-bô-am, con trai của Nê-bát, người Ép-ra-im, ở đất Xê-rê-đa, đã từng phục vụ Sa-lô-môn, cũng nổi lên chống lại vua. Mẹ ông là một quả phụ tên là Xê-ru-ha.
27 Đây là lý do tại sao ông nổi lên chống lại vua: Sa-lô-môn xây công trình Mi-lô, lấp vá lại lỗ hổng của thành Đa-vít mà cha vua đã xây. 28 Bấy giờ, Giê-rô-bô-am là một người mạnh khỏe và có khả năng. Sa-lô-môn thấy người còn trẻ và có tài nên đặt người phụ trách toàn bộ lực lượng lao dịch nhà Giô-sép.
29 Một hôm, trên đường từ Giê-ru-sa-lem đi ra, Giê-rô-bô-am gặp A-hi-gia, nhà tiên tri ở Si-lô, đang mặc một chiếc áo choàng mới. Lúc ấy, chỉ có hai người ở ngoài đồng mà thôi. 30 A-hi-gia nắm chiếc áo mới mình đang mặc, xé ra làm mười hai mảnh. 31 Rồi ông nói với Giê-rô-bô-am: “Hãy lấy mười mảnh về phần ông, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán: ‘Kìa! Ta sẽ xé vương quốc từ tay Sa-lô-môn và trao cho ngươi mười bộ tộc. 32 Nhưng vì đầy tớ Ta là Đa-vít và vì Giê-ru-sa-lem, thành mà Ta đã chọn giữa các bộ tộc Y-sơ-ra-ên, nên sẽ còn lại một bộ tộc cho dòng dõi Sa-lô-môn. 33 Bởi chúng đã lìa bỏ Ta mà thờ lạy nữ thần Át-tạt-tê của người Si-đôn, thần Kê-mốt của người Mô-áp, và thần Minh-côm của người Am-môn. Chúng không bước đi theo các đường lối của Ta để làm điều ngay thẳng dưới mắt Ta, và cũng chẳng tuân giữ luật lệ và điều răn của Ta như Đa-vít, tổ phụ chúng.
34 Tuy nhiên, Ta sẽ không truất cả vương quốc khỏi tay Sa-lô-môn mà sẽ để nó làm vua trọn đời vì cớ Đa-vít, đầy tớ Ta đã chọn, người đã tuân giữ các điều răn và luật lệ Ta. 35 Nhưng Ta sẽ lấy vương quốc khỏi tay con trai nó mà trao cho ngươi mười bộ tộc. 36 Ta sẽ dành lại một bộ tộc cho con trai nó, để cho Đa-vít, đầy tớ Ta, có người nối ngôi mãi mãi trước mặt Ta tại Giê-ru-sa-lem, là thành mà Ta đã chọn để đặt danh Ta tại đó. 37 Ta sẽ chọn và lập ngươi làm vua Y-sơ-ra-ên; ngươi sẽ cai trị toàn cõi theo lòng ngươi mong muốn. 38 Nếu ngươi vâng lệnh Ta, đi theo các đường lối Ta, làm điều ngay thẳng dưới mắt Ta, tuân giữ luật lệ và điều răn của Ta như đầy tớ Ta là Đa-vít đã làm, thì Ta sẽ ở cùng ngươi, lập cho ngươi một triều đại vững chắc như Ta đã lập cho Đa-vít, và Ta sẽ ban Y-sơ-ra-ên cho ngươi. 39 Như vậy, Ta sẽ làm cho dòng dõi Đa-vít bị sỉ nhục, nhưng chẳng phải mãi mãi đâu.’”
40 Sa-lô-môn tìm cách giết Giê-rô-bô-am, nhưng Giê-rô-bô-am trốn qua Ai Cập, đến với Si-sắc, vua Ai Cập, rồi ở đó cho đến khi Sa-lô-môn băng hà.
Sa-lô-môn băng hà
41 Các việc khác về Sa-lô-môn, tất cả những gì vua đã thực hiện, và sự khôn ngoan của vua đều đã được ghi chép trong sách biên niên sử của Sa-lô-môn. 42 Sa-lô-môn trị vì tại Giê-ru-sa-lem trên toàn thể Y-sơ-ra-ên trong bốn mươi năm. 43 Rồi Sa-lô-môn an giấc cùng các tổ phụ mình và được an táng trong thành Đa-vít, cha của vua. Thái tử Rô-bô-am lên kế vị.
Vương quốc bị phân chia: Lịch sử các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên
12 Rô-bô-am đến Si-chem vì toàn dân Y-sơ-ra-ên đã đến đó để tôn ông lên làm vua. 2 Giê-rô-bô-am, con của Nê-bát, nghe tin đó khi còn ở Ai Cập, nơi ông chạy trốn vua Sa-lô-môn. 3 Người ta sai mời Giê-rô-bô-am về. Rồi toàn thể hội chúng Y-sơ-ra-ên đến tâu với Rô-bô-am rằng: 4 “Thân phụ của bệ hạ đã đặt lên chúng tôi một cái ách nặng quá. Bây giờ, xin bệ hạ giảm nhẹ khổ dịch và ách nặng nề mà thân phụ của bệ hạ đã đặt lên chúng tôi, thì chúng tôi sẽ phục vụ bệ hạ.”
5 Vua trả lời với họ: “Hãy lui về, ba ngày nữa trở lại đây gặp trẫm.” Dân chúng liền ra về.
6 Vua Rô-bô-am bàn với các trưởng lão đã từng hầu cận Sa-lô-môn, cha mình, lúc người còn sống. Vua hỏi: “Các ngươi góp ý để trẫm phải trả lời với dân nầy thế nào đây?”
7 Họ tâu với vua: “Nếu ngày nay bệ hạ làm đầy tớ của dân nầy, phục vụ họ, và dùng lời lẽ ôn tồn mà nói với họ thì họ sẽ làm tôi cho bệ hạ mãi mãi.”
8 Nhưng Rô-bô-am không đếm xỉa gì đến ý kiến của các trưởng lão đã bàn với mình, lại đi hỏi ý kiến những người trẻ cùng lứa tuổi với vua và đang hầu cận vua. 9 Vua hỏi họ: “Dân nầy đã tâu với trẫm rằng: ‘Hãy giảm nhẹ cái ách mà thân phụ của bệ hạ đã đặt lên chúng tôi.’ Vậy, các ngươi góp ý cho trẫm phải trả lời với họ thế nào?”
10 Những người trẻ cùng lứa tuổi với vua tâu: “Dân nầy đã xin với bệ hạ rằng: ‘Thân phụ của bệ hạ đã đặt lên chúng tôi một ách nặng nề, mong bệ hạ giảm nhẹ ách cho chúng tôi.’ Vậy, xin bệ hạ trả lời với họ như thế nầy: ‘Ngón tay út của ta còn mập hơn vòng bụng của cha ta. 11 Cha ta đã đặt một cái ách nặng nề cho các ngươi, ta sẽ làm cho ách các ngươi nặng nề hơn nữa. Cha ta đã trừng phạt các ngươi bằng roi da, ta sẽ trừng phạt các ngươi bằng roi bọ cạp.’”
12 Ba ngày sau, Giê-rô-bô-am cùng tất cả dân chúng đến gặp vua Rô-bô-am như vua đã hẹn rằng: “Ba ngày nữa hãy trở lại gặp trẫm.” 13 Vua nói với dân chúng một cách gay gắt. Không đếm xỉa gì đến lời bàn của các trưởng lão, 14 vua trả lời họ theo ý kiến của những người trẻ rằng: “Cha trẫm đã đặt lên các ngươi một ách nặng nề, trẫm sẽ làm cho ách các ngươi càng nặng nề hơn nữa. Cha trẫm đã trừng phạt các ngươi bằng roi da, trẫm sẽ trừng phạt các ngươi bằng roi bọ cạp.” 15 Như vậy, vua đã không nghe lời thỉnh cầu của dân chúng, vì các biến cố đó do Đức Giê-hô-va cho phép xảy ra để làm ứng nghiệm lời Ngài đã phán về Giê-rô-bô-am, con của Nê-bát, qua A-hi-gia, người Si-lô.
16 Khi thấy vua không chịu nghe lời thỉnh cầu của họ thì toàn dân Y-sơ-ra-ên nói với vua:
“Chúng ta có phần gì cùng Đa-vít?
Chúng ta chẳng có sản nghiệp gì với con của Gie-sê.
Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy trở về trại mình đi.
Hỡi Đa-vít! Từ nay hãy coi chừng nhà của ngươi.”
Rồi dân Y-sơ-ra-ên rút về các trại của họ. 17 Còn những người Y-sơ-ra-ên đang cư ngụ trong các thành Giu-đa thì Rô-bô-am cai trị họ.
18 Khi vua Rô-bô-am sai A-đô-ni-ram, người phụ trách lực lượng lao dịch, đến với dân chúng thì toàn thể Y-sơ-ra-ên ném đá ông chết. Vua Rô-bô-am vội vàng lên xe chạy trốn về Giê-ru-sa-lem. 19 Từ đó, người Y-sơ-ra-ên chống lại nhà Đa-vít cho đến ngày nay.
20 Khi nghe tin Giê-rô-bô-am đã trở về thì dân Y-sơ-ra-ên họp đại hội, và cho người mời ông đến để tôn ông làm vua trên toàn thể Y-sơ-ra-ên. Không ai theo nhà Đa-vít cả, ngoại trừ bộ tộc Giu-đa.
21 Về đến Giê-ru-sa-lem, Rô-bô-am triệu tập toàn thể nhà Giu-đa và bộ tộc Bên-gia-min được một trăm tám mươi nghìn quân tinh nhuệ, định giao chiến với nhà Y-sơ-ra-ên để khôi phục vương quyền cho Rô-bô-am, con của Sa-lô-môn. 22 Nhưng có lời Đức Chúa Trời đến với Sê-ma-gia, người của Đức Chúa Trời: 23 “Hãy nói với Rô-bô-am, con của Sa-lô-môn, vua Giu-đa, cùng toàn thể nhà Giu-đa, Bên-gia-min và dân chúng còn lại rằng: 24 Đây là điều Đức Giê-hô-va phán: ‘Các ngươi chớ đi lên đánh anh em mình, là dân Y-sơ-ra-ên. Mỗi người hãy trở về nhà mình, vì điều nầy do Ta cho phép xảy đến.’” Vậy, họ vâng theo mệnh lệnh của Đức Giê-hô-va mà trở về.
Bình luận
Ưu tiên lòng trung thành
Trong phân đoạn này, chúng ta thấy các mối quan hệ của con người ở mức tồi tệ nhất. Sa-lô-môn bắt đầu gặt những gì ông đã gieo. Ông đã gieo sự bất trung với Chúa và bây giờ ông bắt đầu gặt hái sự bất trung khắp nơi. Kẻ thù đầu tiên là Ha-đát (11:14). Người thứ hai là Rê-xôn (c.23), ‘thủ lĩnh của một nhóm phản loạn’ (c.24).
Kế đến, Giê-rô-bô-am nổi loạn chống lại nhà vua (c.26). Ông là một trong những quan chức của Sa-lô-môn, ‘một người đáng tin cậy’, người mà Sa-lô-môn đã giao cho ‘phụ trách toàn bộ lực lượng lao dịch nhà Giô-sép.’ (c.28). Sa-lô-môn kết thúc cuộc đời mình khi bị bao vây bởi những kẻ thù và tìm giết Giê-rô-bô-am (c.40).
Giê-rô-bô-am, con trai của Sa-lô-môn, được thừa hưởng một mớ hỗn độn. Giê-rô-bô-am đã không đối phó một cách khôn ngoan với kẻ thù của mình. Giê-rô-bô-am không thèm lắng nghe. Vua “không nghe lời thỉnh cầu của dân chúng” (12:15, VIE2010). Họ nhận ra rằng vua ‘không chịu nghe lời thỉnh cầu của họ’ (c.16, MSG).
Vua từ chối lời khuyên từ các trưởng lão. Kết quả là hầu hết dân Y-sơ-ra-ên tập hợp lại xung quanh Giê-rô-bô-am. ‘Không ai theo nhà Đa-vít cả, ngoại trừ bộ tộc Giu-đa.’ (c.20). Một lần nữa, chiến tranh lại nổ ra (c.21). Kết quả là một vương quốc bị chia cắt – nhưng đó vẫn chưa phải là kết thúc của các nan đề. Đức Chúa Trời đã hứa với Giê-rô-bô-am những phước lành lạ lùng: ‘nếu ngươi vâng lệnh Ta’ (11:38). Đáng tiếc thay (như chúng ta sẽ thấy trong vài ngày tới) Giê-rô-bô-am đã không làm như vậy – và kết quả thật thảm khốc.
Giai đoạn này trong lịch sử của dân sự Chúa là một câu chuyện về sự bất trung với Chúa, bất trung với nhà vua, nổi loạn và đấu đá nội bộ. Nhưng đó không phải là điều ngẫu nhiên. Bạn được kêu gọi để yêu thương, đoàn kết và trung thành. Sự trung thành của bạn phản sự trung tín của Chúa đối với bạn.
Nếu bạn gieo bất trung, bạn sẽ gặt bất trung. Nếu bạn gieo lòng trung thành, bạn sẽ gặt hái lòng trung thành. Bạn thể hiện lòng trung thành bằng hành động và lời nói của mình. Hãy trung thành với cả những người khi họ không có mặt. Khi làm như vậy, bạn sẽ xây dựng được lòng tin của những người đang ở với bạn.
Dù chúng ta có bất trung đến đâu, Đức Chúa Trời vẫn thành tín với những lời hứa của Ngài. Chúa nhớ lại giao ước của mình với Đa-vít (xem II Sa-mu-ên 7), và không hoàn toàn từ bỏ dân chúng (1 Các Vua 11:32,34,36). Mặc dù Ngài sửa phạt chúng ta – ‘Ta sẽ làm cho dòng dõi Đa-vít bị sỉ nhục, nhưng chẳng phải mãi mãi đâu’ (c.39) – kỷ luật của Ngài là tạm thời, sự trung tín của Ngài là vĩnh cửu. ‘nhưng Đức Chúa Trời vì ích lợi cho chúng ta mà sửa phạt, để chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết của Ngài.’ (Hê-bơ-rơ 12:10).
Đức Chúa Trời cam kết và trung tín với bạn đến nỗi không thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus, Chúa chúng ta (Rô-ma 8:39).
Đây không phải là lý do để tự mãn, mà là động lực để vui mừng trở lại với ân điển của Đức Chúa Trời, và dâng mình cho sự thờ phượng hết lòng. Bạn có thể chọn để đáp lại lời kêu gọi của Đức Chúa Trời một lần nữa trong cuộc sống của bạn - 'đi theo các đường lối Ta, làm điều ngay thẳng dưới mắt Ta' (1 Các Vua 11:38).
Cầu nguyện
Lạy Chúa, xin hãy tuôn đổ Đức Thánh Linh của yêu thương, hiệp nhất và trung tín trên Hội thánh của Ngài. Xin giúp chúng con đồng công cùng nhau trong việc làm. Xin hãy bảo vệ tình bạn của chúng con, bảo vệ mối quan hệ cộng tác của chúng con và cho chúng con sự khôn ngoan trước mặt kẻ thù nghịch.
Pippa chia sẻ
Công vụ 15:37-39
Thật tuyệt khi mọi người đứng lên vì bạn. Ba-na-ba đã bênh vực Mác và cho ông ấy cơ hội thứ hai. Có ai đó mà bạn có thể trao lời tốt đẹp hôm nay không?
App
Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.
Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.
Book
Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.
- Mua từ Cửa hàng Alpha
- [Mua từ Nhà sách CLC](https://clcbookshops.com/product/bible-in-one-year-the-a-commentary-by-nicky-gumbel-hard-cover-gumbel-nicky-hodder-stoughton- 9781473677067)
Tham khảo
C. S. Lewis, The Four Loves (William Collins, 2012).
John Stott, The Message of Acts (IVP, 1991).
Unless otherwise stated, Scripture quotations taken from the Holy Bible, New International Version Anglicised, Copyright © 1979, 1984, 2011 Biblica, formerly International Bible Society. Used by permission of Hodder & Stoughton Publishers, an Hachette UK company. All rights reserved. ‘NIV’ is a registered trademark of Biblica. UK trademark number 1448790.
Scripture marked (MSG) taken from The Message. Copyright © 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002. Used by permission of NavPress Publishing Group.