Cách phục hồi các mối quan hệ của bạn
Giới thiệu
Hans đã đi lên từ một người công nhân khai thác mỏ thành người sở hữu một số mỏ. Con trai cả của ông, Martin, rất thông minh và vào đại học năm mười bảy tuổi. Một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ với tư cách là một luật sư đang ở phía trước anh. Đột nhiên, trước sự thất vọng của cha anh, anh đã hủy đăng ký khóa học luật và trở thành một tu sĩ rồi linh mục.
Martin muốn sống một cuộc đời ngay chính. Ông đã kiêng ăn nhiều ngày và mất ngủ nhiều đêm để cầu nguyện, nhưng ông vẫn bị ám ảnh bởi sự bất chính của chính mình trước một Đức Chúa Trời công bình. Vào khoảng ba mươi tuổi, khi đang nghiên cứu Rô-ma 1:17, đồng xu rớt giá. Sau đó, ông đã viết:
‘Tôi bắt đầu hiểu rằng trong câu kinh thánh này, sự công chính của Đức Chúa Trời là: nhờ sự công chính của Ngài, người công chính sống bởi ơn của Đức Chúa Trời, nói cách khác là bởi đức tin; và câu này, “sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ”, đề cập đến sự công chính thụ động, nghĩa là qua sự công chính của Ngài, Đức Chúa Trời nhân từ xưng công chính cho chúng ta bởi đức tin, như đã viết, “Người công chính sẽ sống bởi đức tin.” Điều này ngay lập tức khiến tôi cảm thấy như thể mình được tái sinh và bước qua những cánh cổng để đến thiên đàng.’
Sự việc này xảy ra cách đây 500 năm. Nó không chỉ thay đổi cuộc đời ông, nó còn thay đổi tiến trình lịch sử loài người. Ông trở thành một trong những nhân vật then chốt của nền văn minh phương Tây, người sáng lập phong trào Cải cách - mầm mống cho tư tưởng xã hội, kinh tế và chính trị. Dĩ nhiên, tên ông ta là Martin Luther.
Về bản chất, sự công chính có nghĩa là mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời, dẫn đến mối quan hệ đúng đắn với người khác. Đó là một món quà được ban tặng qua cuộc đời trên đất, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su. Đây là bí quyết phục hồi các mối quan hệ – đầu tiên là phục hồi mối quan hệ với Đức Chúa Trời và sau đó là tất cả các mối quan hệ khác.
Thi Thiên 84:1-7
Thi Thiên của con cháu Cô-ra, sáng tác cho nhạc trưởng, dùng với nhạc cụ “Ghi-tít”
1Lạy Đức Giê-hô-va vạn quân,
Nơi ngự của Ngài đáng yêu thay!
2Linh hồn con mong ước đến nỗi hao mòn
Về hành lang của Đức Giê-hô-va;
Tâm hồn và thể xác con cất tiếng ca ngợi
Đức Chúa Trời hằng sống.
3Lạy Đức Giê-hô-va vạn quân
Là Vua của con và là Đức Chúa Trời của con,
Ngay cả con chim sẻ còn tìm được một nơi để ở
Và chim én còn kiếm được một chỗ để làm tổ đẻ con,
Là nơi gần bàn thờ của Chúa.
4Phước cho người nào được ở trong nhà Chúa!
Họ sẽ ca ngợi Chúa mãi mãi. (Sê-la)
5Phước cho người nào được sức lực trong Chúa,
Và lòng họ hướng về con đường dẫn đến Si-ôn.
6Đang khi đi qua trũng khóc lóc.
Họ làm cho trũng ấy trở nên những suối nước;
Mưa sớm cũng phủ phước cho nó.
7Họ đi tới, sức lực ngày càng tăng,
Cho đến khi họ ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn.
Bình luận
Tận hưởng những phước hạnh
Trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời là nơi các phước hạnh tuyệt vời nhất nhất được tìm thấy. Đây là một trong những thi thiên yêu thích của tôi và Pippa. Chúng tôi đã đọc nó trong đám cưới của chúng tôi. Chúng tôi yêu thích nó vì nó mô tả các ân phước của việc sống trong mối quan hệ được phục hồi với Đức Chúa Trời.
1. Khao khát sự hiện diện của Chúa
Trong lòng mỗi người đều có một sự đói khát thuộc linh, sự đói khát này chỉ có thể được thỏa mãn bằng cách sống trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, mong ước của linh hồn (c.1) được thỏa mãn và tiếng kêu cầu trong lòng được đáp lời. Tác giả Thi thiên viết: ‘Lạy Đức Giê-hô-va vạn quân, Nơi ngự của Ngài đáng yêu thay! Linh hồn con mong ước đến nỗi hao mòn, Về hành lang của Đức Giê-hô-va; tâm hồn và thể xác con cất tiếng ca ngợi Đức Chúa Trời hằng sống’ (c.1–2).
2. Phước hạnh của sự hiện diện của Chúa
Khi dành thời gian cầu nguyện, lắng nghe Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh và thờ phượng Ngài, bạn sẽ thấy rằng không có nơi nào bạn muốn hơn là sự hiện diện của Ngài. ‘Phước cho người nào được ở trong nhà Chúa; họ sẽ ca ngợi Chúa mãi mãi’ (c.4).
Sự hiện diện của Chúa là nơi ta được ban phước, nơi ta ca ngợi và được tươi mới. Như mưa trên đất khô hạn (c.6).
**3. Sức mạnh từ sự hiện diện của Chúa
Khi sức lực của chúng ta ở trong Chúa (c.5), những nơi khó khăn, những hoàn cảnh khắc nghiệt và những nơi trũng của cuộc đời trở nên những suối nước (c.6). Khi bạn nhận được sức lực từ Chúa trong những lúc này, bạn sẽ thấy mình “sức lực ngày càng tăng” (c.7).
Sau khi đã biến đền tạm và đền thờ thành nơi hiện diện của Ngài trong Cựu Ước, giờ đây, qua Chúa Giê-su Christ, Đức Chúa Trời ngự và hiện diện bởi Thánh Linh của Ngài trong hội thánh (Ê-phê-sô 2:22) và trong thân thể chúng ta (1 Cô-rinh-tô 6:19).
Cầu nguyện
Cảm ơn Chúa vì tất cả các phước hạnh của sự hiện diện của Ngài. Cảm ơn Ngài vì cách mà Ngài thêm sức lực cho con hàng ngày với sự hiện diện của Ngài.
Rô-ma 1:1-17
1Phao-lô, đầy tớ của Chúa Giê-su Christ , được kêu gọi làm sứ đồ và được biệt riêng cho Tin Lành của Đức Chúa Trời, 2là Tin Lành mà Đức Chúa Trời phán hứa từ trước qua các nhà tiên tri của Ngài trong Kinh Thánh. 3Ấy là Tin Lành về Con Ngài, là Đấng mà về mặt thể xác được sinh ra từ dòng vua Đa-vít; 4về thần linh thánh khiết, thì bởi sự sống lại của Ngài từ cõi chết, được tuyên xưng là Con Đức Chúa Trời quyền năng, là Đức Chúa Giê-su Christ Chúa chúng ta. 5Nhờ Ngài, chúng tôi đã nhận ân điển và chức sứ đồ, để vì danh Ngài đem mọi dân tộc đến sự vâng phục do đức tin. 6Anh em cũng ở trong số những người được kêu gọi để thuộc về Đức Chúa Giê-su Christ.
7Tôi kính gửi đến tất cả những người yêu dấu của Đức Chúa Trời tại thành Rô-ma, là những người được gọi làm thánh đồ. Cầu xin Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ ban ân điển và bình an cho anh em!
Lời cầu nguyện và cảm tạ
8Trước hết, nhờ Đức Chúa Giê-su Christ, tôi tạ ơn Đức Chúa Trời tôi về tất cả anh em, vì đức tin anh em đã được đồn khắp thế giới. 9Đức Chúa Trời, Đấng mà tôi hết lòng phục vụ qua việc rao giảng Tin Lành về Con Ngài, làm chứng cho tôi rằng tôi luôn nhắc đến anh em 10mỗi khi cầu nguyện. Tôi nài xin Đức Chúa Trời, bởi ý muốn Ngài, mở đường cho tôi có dịp đến với anh em.
11Vì tôi rất mong đến thăm anh em để chia sẻ với anh em sự ban cho thiêng liêng, nhờ đó anh em được vững mạnh; 12nghĩa là để chúng ta có thể khích lệ nhau bằng đức tin của chúng ta, tức là của anh em và của tôi. 13Thưa anh em, tôi muốn anh em biết rằng đã nhiều lần tôi định đến thăm anh em để gặt hái ít nhiều bông trái trong anh em, cũng như trong các dân ngoại khác; nhưng cho đến nay vẫn còn bị ngăn trở.
14Tôi mắc nợ cả người Hi Lạp lẫn người bán khai, cả người thông thái lẫn người dốt nát. 15Vì vậy, tôi cũng tha thiết được rao giảng Tin Lành cho anh em, là những người đang sống ở Rô-ma nữa.
16Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì đây là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin, trước là người Do Thái, sau là người Hi Lạp. 17Vì trong Tin Lành nầy, sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ từ đức tin đến đức tin, như có lời chép: “Người công chính sẽ sống bởi đức tin.”
Bình luận
Nhận lãnh ân điển
Bạn không thể làm bất cứ điều gì để kiếm được hay trở nên xứng đáng với tình yêu của Chúa. Bạn nhận lãnh nó như một món quà. Chúa Giê-su đã khiến bạn trở nên công chính. Qua sự sống, sự chết và sự phục sinh của Ngài, bạn có thể sống trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời.
Làm thế nào mà vì cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su, lịch sử thế giới đã rẽ sang một hướng mới? Làm thế nào mà cuộc sống của mọi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên trái đất có thể bị ảnh hưởng đời đời?
Trong tài liệu mang tính đột phá và có ảnh hưởng lớn về thần học Cơ đốc giáo này (được viết vào khoảng năm 59 sau Công nguyên), Phao-lô, người đã gặp Chúa Giê-su phục sinh, đã tiếp nhận và suy xét về ý nghĩa ẩn sau cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su người Na-xa-rét.
Có vẻ như việc thành lập một cộng đồng Cơ đốc giáo ở Rô-ma đã xảy ra, không phải do bất kỳ hoạt động truyền giáo vĩ đại nào, mà do sự góp mặt của các Cơ đốc nhân tại nơi làm việc khi họ làm các công việc thế gian thông thường của họ. Nếu bạn đang làm một công việc bên ngoài Hội thánh, bạn có thể có tác động to lớn như bất kỳ nhà truyền giảng toàn thời gian nào.
Phao-lô mong được gặp anh em của mình ở Rô-ma (c.11). Họ là những người mới bắt đầu và thiếu kinh nghiệm, nhưng Phao-lô có sự khiêm nhường để nhận ra rằng ông sẽ học được điều gì đó từ họ ngoài việc họ học hỏi từ ông (c.11-12). Nghĩa là 'để chúng ta có thể khích lệ nhau bằng đức tin của chúng ta, tức là của anh em và của tôi’ (c.12). Tôi nhận thấy rằng trong mỗi nhóm nhỏ Alpha, những gì tôi học hỏi được từ các vị khách cũng nhiều như những gì họ học hỏi từ chúng tôi.
Không chỉ những người bên ngoài hội thánh mới cần nghe phúc âm. Phao-lô hăng hái rao giảng Tin Lành cho cộng đồng Cơ đốc nhân tại Rô-ma (c.15).
Ông hiểu rất rõ về sự cám dỗ để cảm thấy xấu hổ. Chúng ta có thể dễ dàng để cho những nỗi sợ hãi và lo lắng về những gì người khác nghĩ về chúng ta ngăn cản chúng ta nói về Chúa Giê-su. Tuy nhiên, Phao-lô viết: “tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì đây là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin” (c.16a). Ông cũng biết sức mạnh phi thường của phúc âm để biến đổi cuộc sống của cả người Do Thái và dân ngoại (c.16b).
Không có đặc ân nào lớn hơn việc rao giảng phúc âm, ‘Vì trong Tin Lành nầy, sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ từ đức tin đến đức tin’ (c.17a). Phao-lô không có ý rằng điều này tương phản với Cựu Ước; đúng hơn, ông sử dụng Cựu Ước để hỗ trợ lập luận của mình: ‘như có lời chép: “Người công chính sẽ sống bởi đức tin”’ (c.17b, Ha-ba-cúc 2:4).
Phao-lô sẽ nói nhiều hơn nữa về ‘sự công chính từ Đức Chúa Trời’. Tin lành (phúc âm) có nghĩa là Đức Chúa Trời đã khiến chúng ta có thể sống trong mối quan hệ đúng đắn với Ngài. Sự công chính này đến từ Đức Chúa Trời. Đó là món quà của Ngài dành cho bạn. Bạn không thể kiếm được nó. Bạn nhận được nó 'bởi đức tin'. Bạn không còn sống trong cảm giác tội lỗi và bị kết án nữa. Không gì có thể tách bạn ra khỏi tình yêu của Chúa dành cho bạn (Rô-ma 8:1–39).
Cầu nguyện
Lạy Chúa, cảm ơn Chúa vì qua cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su Christ, Chúa đã giúp con có thể khôi phục lại mối quan hệ với Chúa và với những người khác. Cảm ơn Chúa, con không thể kiếm được điều đó, nhưng nhận lãnh nó như một món quà chỉ bởi đức tin.
2 Các Vua 23:1-24:7
Cuộc cải cách của Giô-si-a
1Vua Giô-si-a sai người triệu tập tất cả các trưởng lão của Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. 2Rồi vua đi lên đền thờ Đức Giê-hô-va cùng với tất cả người Giu-đa, cả dân cư Giê-ru-sa-lem, các thầy tế lễ, các nhà tiên tri, cùng toàn dân từ nhỏ đến lớn. Vua đọc cho họ nghe mọi lời của sách giao ước vừa tìm được trong đền thờ của Đức Giê-hô-va. 3Vua đứng trên bệ cao và lập giao ước trước mặt Đức Giê-hô-va, hứa nguyện đi theo Đức Giê-hô-va, hết lòng hết linh hồn tuân giữ những điều răn, mệnh lệnh, và luật lệ của Ngài, để hoàn thành lời giao ước đã chép trong sách nầy. Toàn dân đều cam kết thực hiện giao ước ấy.
4Vua Giô-si-a truyền lệnh cho thầy tế lễ thượng phẩm Hinh-kia, các thầy phó tế, và các người canh cửa đền thờ, phải đem ra khỏi đền thờ Đức Giê-hô-va tất cả những vật dụng đã làm để cúng thờ Ba-anh, A-sê-ra, và tất cả các thiên thể. Vua bảo thiêu hủy các vật đó bên ngoài Giê-ru-sa-lem, trong cánh đồng Xết-rôn, rồi đem tro nó đến Bê-tên. 5Vua cũng đuổi những tế sư của các tà thần mà các vua Giu-đa đã lập để xông hương trên các nơi cao trong những thành Giu-đa và tại các nơi chung quanh Giê-ru-sa-lem. Vua cũng đuổi những tế sư xông hương cho Ba-anh, cho mặt trời, mặt trăng, chòm sao hoàng đạo, và tất cả các thiên thể. 6Vua sai đem trụ tượng A-sê-ra trong đền thờ Đức Giê-hô-va ra bên ngoài Giê-ru-sa-lem, đến khe Xết-rôn, thiêu hủy nó tại đó và nghiền ra tro, rồi rải tro ấy trên mộ của thường dân. 7Vua cũng phá hủy các nhà của bọn nam mại dâm trong đền thờ Đức Giê-hô-va, là nơi các phụ nữ dệt trại cho A-sê-ra.
8Vua Giô-si-a tập trung tất cả những thầy tế lễ từ các thành Giu-đa, và làm ô uế những nơi cao mà họ đã xông hương, từ Ghê-ba cho đến Bê-e Sê-ba. Vua phá hủy những miếu thờ đã lập tại cổng thành, gần bên cổng Giô-suê, quan thị trưởng, ở về phía bên trái lối vào cổng thành. 9Tuy các thầy tế lễ của những nơi cao không được bước đến bàn thờ của Đức Giê-hô-va ở Giê-ru-sa-lem, nhưng họ được ăn bánh không men với anh em mình.
10Vua cũng làm ô uế Tô-phết trong thung lũng Bên Hi-nôm, để không ai còn có thể dùng chỗ nầy đưa con trai hay con gái mình vào lửa để tế thần Mo-lóc nữa. 11Vua dẹp bỏ những tượng ngựa mà các vua Giu-đa dâng cho mặt trời, nơi cửa vào đền thờ Đức Giê-hô-va, gần phòng hoạn quan Nê-than Mê-léc, trong hành lang của đền thờ. Vua cũng thiêu hủy những xe đã được dâng cho mặt trời.
12Vua Giô-si-a cũng phá những bàn thờ mà các vua Giu-đa đã xây trên mái bằng của lầu vua A-cha. Còn những bàn thờ mà Ma-na-se đã dựng lên trong hai sân của đền thờ Đức Giê-hô-va thì vua triệt hạ, đập bể ra từng mảnh và ném xuống khe Xết-rôn. 13Vua cũng làm ô uế những nơi cao phía đông Giê-ru-sa-lem, phía nam núi Hủy Diệt, là những nơi cao mà Sa-lô-môn, vua Y-sơ-ra-ên, đã cất lên để cúng thờ Át-tạt-tê, thần tượng ghê tởm của dân Si-đôn; Kê-mốt, thần tượng ghê tởm của dân Mô-áp; và Minh-côm, thần tượng ghê tởm của dân Am-môn. 14Vua nghiền nát các trụ thờ, triệt hạ các hình tượng A-sê-ra, và chất đầy hài cốt tại các chỗ đó.
15Ngoài ra, vua cũng phá hủy bàn thờ tại Bê-tên và nơi cao mà Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, đã lập, tức là người đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội. Vua đập vỡ bàn thờ, thiêu hủy nơi cao và nghiền nó ra thành tro bụi; vua cũng thiêu hủy tượng A-sê-ra.16Giô-si-a quay lại nhìn thấy những mồ mả ở trên núi. Vua sai người lấy hài cốt trong những mồ mả ấy, rồi thiêu trên bàn thờ, làm cho bàn thờ bị ô uế, đúng như lời Đức Giê-hô-va mà người của Đức Chúa Trời đã loan báo trước, lúc Giê-rô-bô-am đứng bên bàn thờ trong kỳ lễ. Vua Giô-si-a cũng quay lại ngước nhìn ngôi mộ của người Đức Chúa Trời, là người đã nói trước những điều nầy.
17Vua hỏi: “Bia mà ta thấy đó là mộ của ai?”
Những người trong thành ấy tâu: “Đó là mộ của người Đức Chúa Trời từ Giu-đa đến, nói tiên tri về những việc mà vua Giê-rô-bô-am đã làm cho bàn thờ tại Bê-tên.”
18Vua nói: “Hãy để yên hài cốt ấy, đừng ai dời hài cốt người đi.” Vì vậy, họ không dời hài cốt của người, cũng như hài cốt của nhà tiên tri từ Sa-ma-ri đến.
19Giô-si-a cũng dỡ bỏ tất cả đền miếu trên các nơi cao trong các thành thuộc Sa-ma-ri, do các vua Y-sơ-ra-ên đã xây cất để chọc giận Đức Giê-hô-va, vua phá hủy các nơi đó như đã làm trong Bê-tên. 20Vua giết tất cả tế sư của những nơi cao trên các bàn thờ, và thiêu hài cốt họ trên đó, rồi trở về Giê-ru-sa-lem.
21Vua Giô-si-a truyền lệnh cho toàn dân: “Hãy giữ lễ Vượt Qua cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi, theo như các lời đã được chép trong sách giao ước.” 22Từ thời các quan xét lãnh đạo Y-sơ-ra-ên, thời các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đến nay, người ta chưa hề giữ lễ Vượt Qua nào giống như vậy. 23Mãi đến năm thứ mười tám đời trị vì của vua Giô-si-a, người ta mới giữ lễ Vượt Qua như thế cho Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem.
24Ngoài ra, Giô-si-a còn trừ khử những đồng cốt và thầy bói, những tượng thần nhỏ trong nhà và các tượng thần khác, cùng tất cả điều ghê tởm trông thấy trong xứ Giu-đa và tại Giê-ru-sa-lem. Vua làm những điều nầy để thực hiện theo các lời luật pháp đã được chép trong sách mà thầy tế lễ Hinh-kia tìm được trong đền thờ Đức Giê-hô-va. 25Trước Giô-si-a, không có vua nào hết lòng, hết tâm hồn, hết sức mà quay về với Đức Giê-hô-va, làm trọn luật pháp của Môi-se như vua; và sau Giô-si-a cũng chẳng có vua nào được như vậy.
26Dù vậy, Đức Giê-hô-va không nguôi cơn giận của Ngài, là cơn thịnh nộ nổi phừng lên chống lại Giu-đa, vì các trọng tội của Ma-na-se trêu chọc Ngài. 27Đức Giê-hô-va phán: “Ta cũng sẽ đuổi Giu-đa khỏi mặt Ta, như Ta đã đuổi Y-sơ-ra-ên đi. Ta sẽ loại bỏ Giê-ru-sa-lem, thành mà Ta đã chọn, cũng như đền thờ mà Ta phán về nó rằng: ‘Danh Ta sẽ ngự tại đó.’”
28Chẳng phải các việc khác của Giô-si-a và mọi việc vua làm đều được chép trong sách lịch sử các vua Giu-đa sao?
29Vào thời vua Giô-si-a, Pha-ra-ôn Nê-cô, vua Ai Cập, lên đánh vua A-si-ri bên bờ sông Ơ-phơ-rát. Vua Giô-si-a kéo quân nghênh chiến. Nhưng Pha-ra-ôn vừa thấy Giô-si-a liền giết chết tại Mê-ghi-đô. 30Từ Mê-ghi-đô, các thuộc hạ của Giô-si-a chở thi hài vua trên xe về Giê-ru-sa-lem, rồi an táng trong mộ của vua. Dân trong xứ chọn Giô-a-cha, con vua Giô-si-a, xức dầu và tôn làm vua, kế vị vua cha.
Giô-a-cha và Giê-hô-gia-kim cai trị
31Giô-a-cha lên làm vua khi được hai mươi ba tuổi, và cai trị ba tháng tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ vua tên là Ha-mu-ta, con gái của Giê-rê-mi ở Líp-na. 32Vua làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va giống như các tổ phụ mình đã làm. 33Pha-ra-ôn Nê-cô xiềng Giô-a-cha tại Ríp-la, trong xứ Ha-mát, không cho làm vua tại Giê-ru-sa-lem nữa, và bắt xứ Giu-đa phải nạp cống ba nghìn ký bạc và ba mươi ký vàng. 34Pha-ra-ôn Nê-cô lập Ê-li-a-kim, một người con khác của Giô-si-a, lên ngôi kế vị vua cha; Pha-ra-ôn đổi tên Ê-li-a-kim thành Giê-hô-gia-kim. Còn Giô-a-cha bị bắt đưa sang Ai Cập và chết tại đó. 35Giê-hô-gia-kim phải nộp số bạc và vàng mà Pha-ra-ôn đòi. Nhưng để có số bạc và vàng ấy, vua phải đánh thuế trong xứ, và buộc mỗi người dân tùy theo tài sản của mình mà đóng góp vàng bạc để vua nộp cho Pha-ra-ôn Nê-cô.
Giê-hô-gia-kim làm vua Giu-đa
36Giê-hô-gia-kim lên làm vua khi được hai mươi lăm tuổi, và cai trị mười một năm tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ vua tên là Xê-bụt-đa, con gái Phê-đa-gia ở Ru-ma. 37Vua làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va giống như các tổ phụ mình đã làm.
24Trong đời Giê-hô-gia-kim trị vì, vua Ba-by-lôn là Nê-bu-cát-nết-sa tiến đánh nước Giu-đa. Giê-hô-gia-kim thần phục vua nầy trong ba năm, rồi lại đổi ý và nổi lên chống vua Ba-by-lôn. 2Đức Giê-hô-va khiến quân Canh-đê, A-ram, Mô-áp, và quân của người Am-môn đến đánh phá và hủy diệt Giu-đa, theo như lời Đức Giê-hô-va đã dùng các nhà tiên tri là đầy tớ Ngài phán trước. 3Tai họa nầy hẳn phải xảy đến cho Giu-đa do lệnh của Đức Giê-hô-va, để đuổi nước Giu-đa khỏi mặt Ngài vì các tội Ma-na-se đã phạm, vì mọi điều vua đã làm, 4và cũng vì máu vô tội mà vua nầy đã làm đổ ra, khiến cho Giê-ru-sa-lem ngập tràn máu vô tội, đến nỗi Đức Giê-hô-va không còn tha thứ được nữa.
5Chẳng phải các việc khác của Giê-hô-gia-kim và mọi việc vua làm đều được chép trong sách lịch sử các vua Giu-đa sao? 6Giê-hô-gia-kim an giấc cùng các tổ phụ mình; con vua là Giê-hô-gia-kin lên kế vị.
7Vua Ai Cập không còn ra khỏi xứ mình nữa, vì vua Ba-by-lôn đã chiếm lấy tất cả lãnh thổ thuộc về vua Ai Cập, từ suối Ai Cập cho đến sông Ơ-phơ-rát.
Bình luận
Tiếp tục vâng lời
Đức Chúa Trời luôn có ý định rằng dân Ngài phải sống trong mối quan hệ đúng đắn với Ngài. Mối quan hệ này được mô tả dưới dạng một giao ước. Đức Chúa Trời đã giải cứu dân Ngài khỏi Ai Cập. Ngài cam kết hoàn toàn với họ. Sau đó, Ngài chỉ cho họ cách họ có thể giữ mối quan hệ đúng đắn với Ngài. Ngài ban cho họ những điều răn để bảo vệ mối quan hệ đúng đắn với Chúa và với nhau. Mục đích của những luật này là để họ được thịnh vượng.
Chúng ta đã đọc đi đọc lại trong Cựu Ước rằng họ đã không tuân theo những luật lệ này như thế nào. Kết quả là thảm họa đã đến. Đôi khi có một tia hy vọng khi họ tái cam kết với mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời.
Một tia hy vọng như vậy xuất hiện dưới triều đại của Giô-si-a. ‘Vua đứng trên bệ cao và lập giao ước trước mặt Đức Giê-hô-va, hứa nguyện đi theo Đức Giê-hô-va, hết lòng hết linh hồn tuân giữ những điều răn, mệnh lệnh, và luật lệ của Ngài, để hoàn thành lời giao ước đã chép trong sách nầy. Toàn dân đều cam kết thực hiện giao ước ấy’ (c.3).
Giô-si-a đã thực hiện một số cải cách (c.1–25). Đáng buồn thay, chúng dường như không có tác động lâu dài đến dân chúng và sau cái chết của Giô-si-a, mọi thứ lại trở lại như trước đây. Cuộc đời của Giô-si-a không hề dễ dàng và kết thúc một cách bi thảm, tuy nhiên ông đã tìm cách đi theo Đức Chúa Trời trong mọi việc ông làm ‘ hết lòng, hết tâm hồn, hết sức’ (c.25). Ông được nhớ đến như một trong những anh hùng đức tin.
Cảm ơn Chúa, theo giao ước mới, luật pháp không được viết trên bảng đá mà được viết trên trái tim của bạn. Khoảnh khắc bạn đặt niềm tin vào Chúa Giê-su, mọi lời hứa trong Cựu Ước đều được ứng nghiệm trong bạn. Bạn nhận được sự công bình từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban cho bạn Đức Thánh Linh để giúp bạn bước đi trong mối quan hệ được khôi phục với Ngài và mối quan hệ được khôi phục với những người khác.
Cầu nguyện
Lạy Chúa, hôm nay con hướng về Ngài với tất cả tấm lòng, linh hồn và sức lực của con. Xin đổ đầy con Thánh Linh của Chúa và giúp con vâng lời Chúa cách trọn vẹn.
Pippa chia sẻ
Trong Thi Thiên 84:7 có nói,
‘Họ đi tới, sức lực ngày càng tăng, Cho đến khi họ ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn.’
Đây là một sự khích lệ để hoàn thành tốt cuộc sống Chúa ban trên đất, để tiếp tục và tin tưởng rằng những năm sau có thể thành công hơn những năm trước.
App
Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.
Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.
Book
Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.
- Mua từ Cửa hàng Alpha
- [Mua từ Nhà sách CLC](https://clcbookshops.com/product/bible-in-one-year-the-a-commentary-by-nicky-gumbel-hard-cover-gumbel-nicky-hodder-stoughton- 9781473677067)
Tham khảo
Graham Tomlin, Luther and His World, (Lion Books, 2012), tr.58.
Trừ khi có quy định khác, các trích dẫn Kinh thánh được lấy từ Kinh thánh, Phiên bản quốc tế mới được Anh hóa, Bản quyền © 1979, 1984, 2011 Biblica, trước đây là Hiệp hội Kinh thánh Quốc tế. Được sử dụng dưới sự cho phép của Hodder & Stoughton Publishers, một công ty của Hachette UK. Đã đăng ký Bản quyền. 'NIV' là nhãn hiệu đã đăng ký của Biblica. Nhãn hiệu Vương quốc Anh số 1448790.
Thánh Kinh được đánh dấu (MSG) lấy từ The Message. Bản quyền © 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002. Được sử dụng dưới sự cho phép của NavPress Publishing Group.