Ngày 211

Bốn Của Lễ Đẹp Lòng Thiên Chúa

Khôn ngoan Thi-thiên 89:30-37
Tân ước Rô-ma 11:33-12:21
Cựu Ước 1 Sử Ký 6:1-81

Giới thiệu

Nhìn lại cuộc đời mình, tôi mới nhận ra rằng bố mẹ tôi đã hy sinh biết bao nhiêu vì yêu thương chị em tôi. Tôi ước gì tôi biết trân trọng điều đó nhiều hơn và sớm hơn. Cha mẹ tôi sinh ra trong một thế hệ rất quen thuộc với ý niệm hy sinh. Cả hai đều chiến đấu trong Thế chiến thứ hai. Nhiều người cùng thời với họ đã hy sinh mạng sống mình cho đồng bào và đất nước họ. Toàn bộ ý niệm về hy sinh, dù lớn hay nhỏ, dường như vẫn còn xa lạ với thế hệ chúng ta.

Phần lớn các tài liệu tham khảo trong Kinh thánh về ‘sự hy sinh’ đều có trong Cựu Ước. Những đoạn này báo trước cái chết hy sinh của Chúa Giê-xu cho chúng ta trên thập giá. Trong Tân Ước, hầu hết tất cả các tài liệu tham khảo đều nói về sự hy sinh của Chúa Giê-xu - cái chết của Chúa Giê-xu như một sự hy sinh hoàn hảo và trọn vẹn hoàn thành mọi sự chuẩn bị đã báo trước trong Cựu Ước. Chúng ta không cần phải hy sinh bất cứ điều gì cho tội lỗi của mình. Tuy nhiên, Tân Ước cho chúng ta biết rằng có bốn hy sinh bạn có thể làm để làm vui lòng Thiên Chúa.

Khôn ngoan

Thi-thiên 89:30-37

30 "Nếu con cháu người lìa bỏ luật pháp Ta,
Không đi theo phán quyết Ta;
31 Nếu họ vi phạm luật lệ Ta,
Không vâng giữ các điều răn của Ta,
32 Thì Ta sẽ dùng roi mà trừng phạt sự nổi loạn của họ,
Và lấy tai họa mà sửa phạt tội lỗi của họ.
33 Nhưng lòng nhân từ Ta đối với người sẽ không dời đổi,
Và sự thành tín Ta đối với người cũng không hề dứt.
34 Ta sẽ không hủy bỏ giao ước Ta,
Cũng chẳng thay đổi lời đã phán bởi môi miệng Ta.
35 Ta đã lấy sự thánh khiết Ta mà thề một lần đủ cả;
Ta sẽ không nói dối với Đa-vít.
36 Dòng dõi người sẽ còn đến đời đời,
Và ngôi người sẽ tồn tại như mặt trời ở trước mặt Ta.
37 Ngôi ấy sẽ được vững bền mãi mãi như mặt trăng,
Là bằng chứng vững chắc giữa mây trời.”

Bình luận

Cảm tạ Thiên Chúa vì sự hy sinh của Chúa Giê-xu

Thiên Chúa là thánh thiện (c.35) và đầy yêu thương. Chúa yêu Vua Đa-vít. Ngài phán: ‘Nhưng lòng nhân từ Ta đối với người sẽ không dời đổi’ (c.33).

Thiên Chúa, bằng tình yêu của mình, đã lập giao ước với Đa-vít và dân của ông. Đó là một giao ước đầy ân sủng, nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp bằng việc thuận phục lề luật Chúa. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu họ không tuân giữ luật lệ? Nếu điều đó xảy ra – ‘Nếu con cháu người lìa bỏ luật pháp Ta, không đi theo phán quyết Ta; Nếu họ vi phạm luật lệ Ta, không vâng giữ các điều răn của Ta, ’ (c.30–31) – 'thì Ta sẽ dùng roi mà trừng phạt sự nổi loạn của họ' (c.32).

Tân Ước cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa sai con Ngài là Chúa Giê-xu xuống trần làm người để gánh lấy hình phạt bằng cách dâng chính mình làm của lễ chuộc tội. Qua sự hy sinh này, tình yêu và sự thánh khiết của Thiên Chúa được bày tỏ trọn vẹn và thỏa mãn và bạn không cần phải hy sinh thêm vì tội lỗi nữa.

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì sự hy sinh của Chúa Giê-xu trên thập giá để chuộc tội con. Cảm ơn Cha vì con không cần phải hy sinh thêm nữa vì những tội lỗi con vấp phạm.

Tân ước

Rô-ma 11:33-12:21

Lời chúc tụng

33 Ôi! Sự giàu có, khôn ngoan và hiểu biết của Đức Chúa Trời thật sâu nhiệm biết bao! Sự phán xét của Ngài làm sao biết được, đường lối Ngài làm sao hiểu được!
34 “Vì ai biết được ý tưởng Chúa,
Ai làm cố vấn cho Ngài?”
35 Hoặc “ai đã cho Chúa trước,
Để được Ngài trả lại?”
36 Vì muôn vật đều từ Ngài, bởi Ngài, và hướng về Ngài.
Vinh quang thuộc về Ngài đời đời vô cùng! A-men.

Đời sống mới trong Đấng Christ

**12** Vậy thưa anh em, bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, tôi nài xin anh em dâng thân thể mình làm sinh tế sống, thánh khiết và đẹp lòng Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. 2 Đừng khuôn rập theo đời nầy, nhưng phải được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí mình, để phân biệt đâu là ý muốn tốt đẹp, vừa lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời.

Khiêm tốn phục vụ trong thân thể Đấng Christ

3 Vì nhờ ân điển đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em, đừng nghĩ quá cao về chính mình, nhưng phải suy nghĩ đúng mực, tùy theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã ban cho từng người. 4 Giống như trong một thân thể, chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không có cùng một chức năng; 5 thì cũng vậy, chúng ta tuy nhiều người, nhưng chỉ là một thân trong Đấng Christ; mỗi chúng ta đều là các chi thể của nhau. 6 Chúng ta có các ân tứ khác nhau, tùy theo ân điển Chúa ban: Người được ân tứ nói tiên tri, hãy nói theo lượng đức tin; 7 người được ân tứ phục vụ, hãy phục vụ; người được ân tứ dạy dỗ, hãy dạy dỗ; 8 người được ân tứ khích lệ, hãy khích lệ; người được ân tứ ban phát, hãy ban phát rộng rãi; người được ân tứ lãnh đạo, hãy siêng năng lãnh đạo; người được ân tứ làm việc từ thiện, hãy vui vẻ mà làm. Sống trong yêu thương

Tình yêu thương là hành động

9 Tình yêu thương phải thành thật. Hãy ghê tởm điều dữ, gắn bó với điều lành. 10 Hãy yêu thương nhau thân thiết như anh em; hãy hết lòng kính nhường nhau. 11 Hãy nhiệt thành, chớ lười biếng; phải có tinh thần sốt sắng; phải phục vụ Chúa. 12 Hãy vui mừng trong hi vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện. 13 Hãy cung ứng nhu cầu cho các thánh đồ; hãy ân cần tiếp khách.

14 Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em; hãy chúc phước, đừng nguyền rủa. 15 Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc. 16 Hãy sống hòa hợp với nhau; đừng có ý tưởng kiêu ngạo, nhưng hòa mình với những người thấp kém. Đừng tự cho mình là khôn ngoan.

17 Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chú tâm làm điều thiện trước mặt mọi người. 18 Nếu có thể được, hãy hết sức sống hòa thuận với mọi người. 19 Thưa anh em yêu dấu, đừng tự tay mình báo thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có lời Chúa phán: “Sự trả thù thuộc về Ta, Ta sẽ báo ứng.” 20Nhưng,

“Nếu kẻ thù anh em đang đói, hãy cho họ ăn;
nếu đang khát, hãy cho họ uống;
vì làm như vậy khác nào anh em đặt than lửa hồng trên đầu họ.”

21 Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.

Bình luận

Dâng lên những của lễ đẹp lòng Thiên Chúa

Trong đoạn Kinh Thánh này, ta có thể thấy bốn hy sinh mà bạn có thể thực hiện để đáp lại sự hy sinh của Chúa Giê-xu dành cho bạn:

1. Của lễ trên môi

Tác giả sách Hê-bơ-rơ nói: ‘Vậy nhờ Đức Chúa Giê-xu, chúng ta hằng dâng sinh tế bằng lời ngợi ca cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miệng tuyên xưng danh Ngài.... vì các tế lễ như thế làm hài lòng Đức Chúa Trời.’ (Hê-bơ-rơ 13:15–16).

Phần lớn mười một chương đầu tiên của Rô-ma nói về sự hy sinh của Chúa Giê-xu vì chúng ta. Phao-lô, sau khi trình bày tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, đã đáp lại bằng một của lễ ngợi khen (Rô-ma 11:33-36).

2. Của lễ cuộc đời bạn

Phao-lô nói tiếp: ‘Vậy thưa anh em, bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, tôi nài xin anh em [vì tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta qua việc hy sinh chính Người trên thập giá], dâng thân thể mình làm sinh tế sống, thánh khiết và đẹp lòng Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.' (12:1, AMP).

Thiên Chúa muốn bạn dâng hiến tất cả bản thân và cuộc sống của bạn – thời gian của bạn, tham vọng, tài sản, đôi tai, miệng lưỡi và nhu cầu tính dục – cũng như tâm trí của bạn, cảm xúc và thái độ của bạn. Lời mô tả của Phao-lô về cuộc sống hy sinh cũng nhắc nhở chúng ta rằng bạn phải tiếp tục dâng cuộc đời mình làm của lễ hy sinh cho Thiên Chúa, dâng trọn cuộc đời mình cho Đấng là tất cả trong cuộc đời bạn.

Như Eugene Peterson dịch trong quyển Thông điệp, 'Hãy dùng cuộc sống hằng ngày, cuộc sống bình thường của bạn - cuộc sống ngủ, ăn, đi làm và đi lại của bạn - và đặt nó trước mặt Chúa như một của lễ' (c.1, MSG ).

Vào thời Cựu Ước, “sinh tế sống” có thể dễ bị hiểu lầm về mặt ngôn từ. Toàn bộ mục đích của sự hy sinh là tết lễ bị giết đi. Jago Wynne viết, Hành động thờ phượng của chúng ta không còn là sự hiến tế nữa mà là chính chúng ta hi sinh bản thân mình. Chúng ta vẫn sống. Đó là tất cả những gì chúng ta được yêu cầu. Thờ phượng là về những gì tôi đang nói ra bằng môi miệng của mình, về những gì tôi xem… những gì tôi nghĩ… nơi tôi sẽ đi bằng đôi chân của mình.

3. Của lễ là ‘chiến lợi phẩm’ của mình

Sự dâng hiến theo nghĩa rộng là một sự hy sinh khác được nhắc đến trong Tân Ước. Phao-lô khuyến khích hy sinh bằng cách rộng lượng đóng góp cho nhu cầu của người khác (c.8). ‘Hãy chia sẻ với những người dân Chúa đang cần sự giúp đỡ’ (c.13). Đây là chính là một của lễ khác mà tác giả sách Hê-bơ-rơ nói sẽ làm hài lòng Thiên Chúa: ‘Chia sẻ với người khác’ (Hê-bơ-rơ 13:16).

Chúng ta thậm chí còn phải rộng rãi bố thí cho kẻ thù của mình: ‘Kinh thánh dạy chúng ta rằng nếu bạn thấy kẻ thù của mình đói, hãy đi mua bữa trưa cho người đó, hoặc nếu hắn khát, hãy lấy nước cho hắn uống. Sự rộng lượng của bạn sẽ khiến kẻ thù ngạc nhiên vì sự tốt lành’ (Rô-ma 12:20, MSG).

4. Của lễ tình yêu

Trong đoạn này, Phao-lô đưa ra nhiều ví dụ về sự hy sinh bằng cách yêu thương phục vụ (c.9–21).

Tác giả sách Hê-bơ-rơ viết rằng: ‘Chớ quên làm việc lành và chia sẻ cho người khác, vì các tế lễ như thế làm hài lòng Đức Chúa Trời’ (Hê-bơ-rơ 13:16).

‘Làm điều tốt’ có nghĩa là từ bỏ những điều không tốt. ‘Đừng để thế giới xung quanh ép bạn vào khuôn mẫu của nó’ (Rô-ma 12:2, J.B. Phillips). Mặc dù Chúa chỉ yêu cầu chúng ta từ bỏ những điều tồi tệ trong cuộc sống, nhưng ta vẫn cảm thấy việc này thật khó khăn vì những điều tồi tệ luôn có vẻ hấp dẫn. Ăn năn là một từ rất tích cực, nhưng cùng lúc từ này cũng có thể mang nghĩa hy sinh.

Của lễ tình yêu bao hàm việc để Thiên Chúa biến đổi chúng ta hoàn toàn. Tình yêu của chúng ta phải chân thành (c.9). Từ “chân thành” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “không đạo đức giả” hoặc theo nghĩa đen là “không diễn kịch” hoặc “không đeo mặt nạ”.

Các mối quan hệ trên thế giới thường khá hời hợt. Tất cả chúng ta đều đeo lên những chiếc mặt nạ để bảo vệ bản thân. Khi ta thấy các chính trị gia làm điều này, ta cho đó là 'quan điểm'. Khi ta cũng làm vậy, ta gọi đó là ‘hình ảnh’; chúng ta đang xây dựng hình ảnh nào đó về bản thân mình. Thực tế là chúng ta đang gửi một thông điệp, ‘Tôi không thực sự thích con người bên trong mình, vì vậy tôi giả vờ mình là một người khác.’

Nếu những người khác cũng làm như vậy thì sẽ có cuộc gặp gỡ của 2 chiếc 'mặt nạ'. Kết quả đáng buồn là hai người thật không bao giờ gặp nhau. Điều này trái ngược với 'tình yêu chân thành'. Tình yêu chân thành nghĩa là cởi bỏ mặt nạ của bạn và dám bộc lộ con người thật của mình. Khi bạn biết rằng Chúa yêu bạn như chính con người thật của bạn, bạn được tự do cởi bỏ chiếc mặt nạ của mình.

Điều này nghĩa là các mối quan hệ của bạn sẽ có một chiều sâu và sự chân thực hoàn toàn mới. Thay vì cố gắng gây ấn tượng với mọi người bằng con người bên ngoài, khi bạn bộc lộ con người thật của mình với tất cả những khuyết điểm, chúng ta sẽ kết nối qua những điểm yếu của mình.

Phao-lô kêu gọi các Cơ-đốc nhân sống hòa thuận với nhau và rộng lượng (c.13), hiếu khách (c.13), tha thứ (c.14), đồng cảm (c.15) và sống hòa thuận với mọi người (c. 18). Đó là hình ảnh vinh quang của gia đình Kitô giáo mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta vào, vẫy gọi chúng ta bước vào bầu khí yêu thương, vui vẻ, kiên nhẫn, trung thành, quảng đại, hiếu khách, chúc phúc, hân hoan, hòa hợp, khiêm tốn và bình an; nơi cái thiện không bị cái ác thắng được, nhưng cái ác bị cái thiện thắng (c.9–21).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, hôm nay con dâng hiến thân xác con làm sinh tế sống. Con luôn sẵn sàng dâng hiến cho Ngài. Một lần nữa, con trao dâng cho Ngài mọi thứ con có - cuộc sống, thời gian, tiền bạc, những mong ước, kế hoạch, hy vọng và khao khát của con. Hãy cho con thấy thánh ý tốt lành, đẹp lòng và hoàn hảo của Cha (câu 2).

Cựu Ước

1 Sử Ký 6:1-81

Dòng dõi Lê-vi

6 Các con của Lê-vi là
Ghẹt-sôn, Kê-hát, và Mê-ra-ri.
2 Các con của Kê-hát là
Am-ram, Dít-sê-ha, Hếp-rôn, và U-xi-ên.
3 Các con của Am-ram là
A-rôn, Môi-se và Mi-ri-am.
Các con của A-rôn là
Na-đáp, A-bi-hu, Ê-lê-a-sa, và Y-tha-ma.
4 Ê-lê-a-sa sinh Phi-nê-a;
Phi-nê-a sinh A-bi-sua;
5 A-bi-sua sinh Bu-ki,
Bu-ki sinh U-xi;
6 U-xi sinh Xê-ra-hi-gia;
Xê-ra-hi-gia sinh Mê-ra-giốt;
7 Mê-ra-giốt sinh A-ma-ria;
A-ma-ria sinh A-hi-túp;
8 A-hi-túp sinh Xa-đốc;
Xa-đốc sinh A-hi-ma-ách;
9 A-hi-ma-ách sinh A-xa-ria;
A-xa-ria sinh Giô-ha-nan;
10 Giô-ha-nan sinh A-xa-ria, là người giữ chức tế lễ trong đền thờ mà vua Sa-lô-môn đã xây dựng tại Giê-ru-sa-lem.
11 A-xa-ria sinh A-ma-ria;
A-ma-ria sinh A-hi-túp;
12 A-hi-túp sinh Xa-đốc;
Xa-đốc sinh Sa-lum;
13 Sa-lum sinh Hinh-kia;
Hinh-kia sinh A-xa-ria;
14 A-xa-ria sinh Sê-ta-gia;
Sê-ra-gia sinh Giê-hô-xa-đác;
15 Giê-hô-xa-đác bị bắt lưu đày khi Đức Giê-hô-va dùng tay Nê-bu-cát-nết-sa bắt Giu-đa và Giê-ru-sa-lem dẫn đi.
16 Các con của Lê-vi là
Ghẹt-sôn, Kê-hát, và Mê-ra-ri.
17 Đây là tên của các con trai Ghẹt-sôn:
Líp-ni và Si-mê-i.
18 Các con của Kê-hát là
Am-ram, Dít-sê-ha, Hếp-rôn, và U-xi-ên.
19 Các con của Mê-ra-ri là
Mách-li và Mu-si.
Đó là các gia tộc người Lê-vi theo tổ phụ họ.
20 Con của Ghẹt-sôn là Líp-ni; con của Líp-ni là Gia-hát;
con của Gia-hát là Xim-ma;
con Xim-ma là Giô-a;
21 con của Giô-a là Y-đô;
con của Y-đô là Xê-ra;
con của Xê-ra là Giê-a-trai.
22 Con của Kê-hát là A-mi-na-đáp;
con của A-mi-na-đáp là Cô-ra;
con của Cô-ra là Át-si;
con của Át-si là Ên-ca-na;
23 con của Ên-ca-na là Ê-bi-a-sáp;
con của Ê-bi-a-sáp là Át-si;
24 con của Át-si là Ta-hát;
con của Ta-hát là U-ri-ên;
con của U-ri-ên là U-xi-gia;
con của U-xi-gia là Sau-lơ.
25 Các con của Ên-ca-na là
A-ma-xai và A-hi-mốt.
26 Con của A-hi-mốt là
Ên-ca-na, Xô-phai, và Na-hát.
27 Con của Na-hát là Ê-li-áp;
con của Ê-li-áp là Giê-rô-ham;
con của Giê-rô-ham là Ên-ca-na.
28 Các con của Sa-mu-ên:
Con trưởng nam là Va-sê-ni,
con thứ hai là A-bi-gia.
29 Con của Mê-ra-ri là Mách-li;
con của Mách-li là Líp-ni;
con của Líp-ni là Si-mê-i;
con của Si-mê-i là U-xa;
30 con của U-xa là Si-mê-a;
con của Si-mê-a là Ha-ghi-gia; con của Ha-ghi-gia là A-sai-gia.

Những người được vua Đa-vít chỉ định lo việc ca hát

31 Vua Đa-vít chỉ định người lo việc ca hát trong đền thờ Đức Giê-hô-va, sau khi Hòm Giao Ước đã để yên tại đó. 32 Họ phục vụ việc ca hát trước Đền Tạm cho đến khi vua Sa-lô-môn xây cất xong đền thờ của Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem; họ cứ theo phiên thứ mình mà làm việc.

33 Đây là những người phục vụ cùng với con cháu của họ:
Trong con cháu Kê-hát có Hê-man là ca sĩ,
con của Giô-ên, Giô-ên con của Sa-mu-ên,
34 Sa-mu-ên con của Ên-ca-na, Ên-ca-na con của Giê-rô-ham,
Giê-rô-ham con của Ê-li-ên, Ê-li-ên con của Thô-a,
35 Thô-a con của Xu-phơ, Xu-phơ con của Ên-ca-na,
Ên-ca-na con của Ma-hát, Ma-hát con của A-ma-sai,
36 A-ma-sai con của Ên-ca-na, Ên-ca-na con của Giô-ên,
Giô-ên con của A-xa-ria, A-xa-ria con của Sô-phô-ni,
37 Sô-phô-ni con của Ta-hát, Ta-hát con của Át-si,
Át-si con của Ê-bi-a-sáp, Ê-bi-a-sáp con của Cô-ra,
38 Cô-ra con của Dít-sê-ha, Dít-sê-ha con của Kê-hát,
Kê-hát con của Lê-vi, Lê-vi con của Y-sơ-ra-ên.
39 Em của Hê-man là A-sáp phục vụ bên phải ông.
A-sáp là con của Bê-rê-kia, Bê-rê-kia con trai Si-mê-a,
40 Si-mê-a con của Mi-ca-ên, Mi-ca-ên con của Ba-sê-gia,
Ba-sê-gia con của Manh-ki-gia, 41 Manh-ki-gia con của Ét-ni,
Ét-ni con của Xê-ra, Xê-ra con của A-đa-gia,
42 A-đa-gia con của Ê-than, Ê-than con của Xim-ma,
Xim-ma con của Si-mê-i, 43 Si-mê-i con của Gia-hát,
Gia-hát con của Ghẹt-sôn, Ghẹt-sôn con của Lê-vi.
44 Các con cháu của Mê-ra-ri, anh em của họ, đều phục vụ bên trái,
đó là Ê-than con của Ki-si, Ki-si con của Áp-đi,
Áp-đi con của Ma-lúc, 45 Ma-lúc con của Ha-sa-bia,
Ha-sa-bia con của A-ma-xia, A-ma-xia con của Hinh-kia,
46 Hinh-kia con của Am-si, Am-si con của Ba-ni,
Ba-ni con của Sê-me, 47 Sê-me con của Mách-li,
Mách-li con của Mu-si, Mu-si con của Mê-ra-ri,
Mê-ra-ri con của Lê-vi.

48 Các anh em của họ là những người Lê-vi khác đều được chỉ định làm mọi việc trong Đền Tạm của Đức Chúa Trời. 49 A-rôn và các con trai ông đều dâng tế lễ hoặc trên bàn thờ về tế lễ thiêu hoặc trên bàn thờ xông hương, làm mọi việc ở Nơi Chí Thánh, và làm lễ chuộc tội cho Y-sơ-ra-ên, theo như mọi điều Môi-se, đầy tớ Đức Chúa Trời, đã truyền dạy.

Dòng dõi A-rôn

50 Đây là dòng dõi của A-rôn:
Ê-lê-a-sa con của A-rôn, Phi-nê-a con của Ê-lê-a-sa,
A-bi-sua con của Phi-nê-a, 51 Bu-ki con của A-bi-sua,
U-xi con của Bu-ki, Xê-ra-hi-gia con của U-xi,
52 Mê-ra-giốt con của Xê-ra-hi-gia, A-ma-ria con của Mê-ra-giốt,
A-hi-túp con của A-ma-ria, 53 Xa-đốc con của A-hi-túp,
A-hi-ma-ách con của Xa-đốc.

Việc định cư của người Lê-vi

54 Đây là nơi ở của con cháu A-rôn, tùy theo nơi đóng trại trong địa phận của họ. Gia tộc Kê-hát bắt thăm trước nhất.

55 Họ nhận được thành Hếp-rôn thuộc đất Giu-đa và các đồng cỏ chung quanh. 56 Nhưng đồng ruộng và làng mạc chung quanh thành thì được cấp cho Ca-lép, con trai Giê-phu-nê.

57 Con cháu A-rôn được cấp cho những thành ẩn náu là Hếp-rôn, Líp-na, và các đồng cỏ chung quanh; Gia-tia, Ếch-tê-mô-a, và các đồng cỏ chung quanh; 58 Hi-lên, và các đồng cỏ chung quanh; Đê-bia, và các đồng cỏ chung quanh; 59 A-san, và các đồng cỏ chung quanh; Bết Sê-mết, và các đồng cỏ chung quanh. 60 Từ bộ tộc Bên-gia-min, họ được cấp Ghê-ba, và các đồng cỏ chung quanh; A-lê-mết, và các đồng cỏ chung quanh; A-na-tốt, và các đồng cỏ chung quanh.

Tất cả các thành họ nhận được là mười ba thành tùy theo gia tộc họ.

61 Số còn lại của con cháu Kê-hát bắt thăm và được mười thành trong nửa bộ tộc Ma-na-se.
62 Con cháu Ghẹt-sôn, theo từng gia tộc, nhận được mười ba thành trong các bộ tộc Y-sa-ca, A-se, Nép-ta-li, và Ma-na-se trong đất Ba-san.
63 Con cháu Mê-ra-ri, theo từng gia tộc, bắt thăm và được mười hai thành trong các bộ tộc Ru-bên, Gát và Sa-bu-lôn.
64 Dân Y-sơ-ra-ên cấp cho người Lê-vi các thành ấy và các đồng cỏ chung quanh. 65 Họ bắt thăm mà cấp cho người Lê-vi các thành từ trong địa phận các bộ tộc Giu-đa, Si-mê-ôn, và Bên-gia-min đã kể ở trên.
66 Một số gia tộc thuộc họ Kê-hát đã nhận được các thành từ trong bộ tộc Ép-ra-im;
67 họ được những thành ẩn náu là Si-chem và các đồng cỏ trong vùng đồi núi Ép-ra-im, Ghê-xe và các đồng cỏ chung quanh, 68 Giốc-mê-am và các đồng cỏ, Bết Hô-rôn và các đồng cỏ chung quanh, 69 A-gia-lôn và các đồng cỏ chung quanh, Gát Rim-môn và các đồng cỏ chung quanh; 70 và từ trong nửa bộ tộc Ma-na-se, họ nhận được A-ne và các đồng cỏ chung quanh, Bi-lê-am và các đồng cỏ chung quanh. Người ta cấp các thành ấy cho những người còn sót lại của gia tộc Kê-hát.

71 Từ trong các gia tộc của nửa bộ tộc Ma-na-se,
con cháu Ghẹt-sôn nhận được Gô-lan ở đất Ba-san và các đồng cỏ chung quanh, Ách-ta-rốt và các đồng cỏ chung quanh.
72 Từ bộ tộc Y-sa-ca, họ nhận được Kê-đe và các đồng cỏ chung quanh, Đáp-bê-rát và các đồng cỏ chung quanh, 73 Ra-mốt và các đồng cỏ chung quanh, A-nem và các đồng cỏ chung quanh.
74 Từ bộ tộc A-se, họ nhận được Ma-sanh và các đồng cỏ chung quanh, Áp-đôn và các đồng cỏ chung quanh, 75 Hu-cô và các đồng cỏ chung quanh, Rê-hốp và các đồng cỏ chung quanh.
76 Từ bộ tộc Nép-ta-li, họ nhận được Kê-đe trong Ga-li-lê và các đồng cỏ chung quanh, Ham-môn và các đồng cỏ chung quanh, Ki-ri-a-ta-im và các đồng cỏ chung quanh.

77 Từ bộ tộc Sa-bu-lôn, số còn lại của con cháu Mê-ra-ri nhận được Ri-mô-nô và các đồng cỏ chung quanh, Tha-bô và các đồng cỏ chung quanh.
78 Từ bộ tộc Ru-bên ở bên kia sông Giô-đanh về phía đông, đối diện Giê-ri-cô, họ nhận được Bết-se trong hoang mạc và các đồng cỏ chung quanh, Gia-xa và các đồng cỏ chung quanh, 79 Kê-đê-mốt và các đồng cỏ chung quanh, Mê-phát và các đồng cỏ chung quanh.
80 Từ bộ tộc Gát, họ nhận được Ra-mốt ở đất Ga-la-át và các đồng cỏ chung quanh, Ma-ha-na-im và các đồng cỏ chung quanh, 81 Hết-bôn và các đồng cỏ chung quanh, Gia-ê-xe và các đồng cỏ chung quanh.

Bình luận

Tìm hiểu các hiến lễ trong Cựu Ước

Trong Cựu Ước, các tư tế là những người trung gian giữa Thiên Chúa và dân chúng. ‘Aaron và các con trai ông dâng của lễ trên Bàn thờ… Họ chuộc tội cho Y-sơ-ra-ên’ (c.49, MSG).

Chức tư tế là di truyền. Các thầy tế lễ là con cháu của Lê-vi. Biên niên sử liệt kê ‘các con trai của Lê-vi’ (c.1,16,46). Chúng ta thấy rằng tất cả những người phục vụ trong lều tạm (sau này trở thành đền thờ) đều được coi là ‘dòng dõi Lêvi’ (c.1–30).

Sử ký nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôi đền. Đền thờ là nơi thờ phượng, nơi Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trị. Vua Đa-vít đặt một số người Lê-vi phụ trách âm nhạc trong nhà Chúa – 'Đây là những người được Đa-vít bổ nhiệm để hướng dẫn việc ca hát trong nhà Đức Chúa Trời... Họ là những người phục vụ âm nhạc tại nơi thờ phượng' ( câu 31–32, MSG).

Những người Lê-vi khác được yêu cầu dâng của lễ trên bàn thờ – ‘làm lễ chuộc tội’ (c.49). Như chúng ta đã thấy trước đó, một định nghĩa đơn giản về sự chuộc tội là ‘một lần’. Nói cách khác, Chúa cung cấp một phương tiện để con người có thể hòa làm một với Ngài.

Đây là khuôn mẫu xuyên suốt Cựu Ước. Sự cần thiết phải có một của lễ và với việc thực hiện việc chuộc tội đã báo trước sự hy sinh cuối cùng, trọn vẹn và đầy đủ của Chúa Giê-xu. Những đoạn văn như vậy nhắc nhở chúng ta rằng thật đáng ngạc nhiên khi những hy sinh vì tội lỗi không còn cần thiết nữa vì chỉ có một* sự hy sinh chân thật và hoàn hảo của Chúa Giê-xu.*

Cầu nguyện

Lạy Chúa, tạ ơn Cha vì tất cả những gì Cha cần nơi chúng con ngày hôm nay là đáp lại sự hy sinh của Chúa Giê-xu; để dâng lên Chúa những của lễ ca ngợi, của lễ thân xác, làm điều tốt lành và chia sẻ với người khác. Cảm ơn Cha vì đã hài lòng với những của lễ này. Nguyện xin Cha tuôn đổ Thánh Linh của Cha trên những của lễ của chúng con.

Pippa chia sẻ

Rô-ma 12:21 chép rằng:

"Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác."

Làm việc thiện chính là cách mạnh mẽ nhất để ngăn chặn cái ác lan rộng.

reader

App

Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.

reader

Email

Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.

reader

Website

Bắt đầu đọc sự tận tâm của ngày hôm nay ngay tại đây trên trang web BiOY.

Read now
reader

Book

Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.

Tham khảo

Jago Wynne, Working Without Wilting (IVP, 2009).

Tân Ước bằng tiếng Anh hiện đại của J.B Phillips bản quyền © 1960, 1972 J. B. Phillips. Được quản lý bởi Hội đồng Tổng Giám mục của Giáo hội Anh. Được sử dụng bởi sự cho phép.

Trừ khi có quy định khác, các trích dẫn Kinh thánh lấy từ Kinh thánh, Phiên bản quốc tế mới được Anh hóa, Bản quyền © 1979, 1984, 2011 Biblica, trước đây là Thánh Kinh Hội Quốc tế. Được sử dụng với sự cho phép của Nhà xuất bản Hodder & Stoughton, một công ty của Hachette Vương quốc Anh. Đã đăng ký Bản quyền. ‘NIV’ là nhãn hiệu đã đăng ký của Biblica. Số nhãn hiệu Vương quốc Anh 1448790.

Các trích dẫn Kinh thánh được đánh dấu (AMP) lấy từ Amplified® Bible, Bản quyền © 1954, 1958, 1962, 1964, 1965, 1987 bởi The Lockman Foundation. Được sử dụng bởi sự cho phép. (www.Lockman.org)

Kinh thánh được đánh dấu (MSG) được lấy từ Thông điệp. Bản quyền © 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002. Được sử dụng dưới sự cho phép của NavPress Publishing Group.

This website stores data such as cookies to enable necessary site functionality and analytics. Find out more