Ngày 42

Sự tự do

Khôn ngoan Thi thiên 20:1-9
Tân ước Ma-thi-ơ 26:69-27:10
Cựu Ước Xuất Ai Cập Ký 9:1-10:29

Giới thiệu

Trong bộ phim Mười Hai Năm Làm Nô Lệ của Steve McQueen dựa trên hồi ký của Solomon Northup, được sinh ra tự do ở bang New York nhưng bị bắt cóc ở Washington DC vào năm 1841, bị bán làm nô lệ và bị giam cầm trong mười hai năm ở Louisiana. Anh diễn tả rất dài về sự khủng khiếp của chế độ nô lệ trên các đồn điền trồng bông và đường.

Cuối cùng, vào năm 1853, anh được giải cứu khỏi chế độ nô lệ và đoàn tụ với gia đình. Anh viết ‘Họ ôm lấy tôi, và với những dòng nước mắt chảy dài trên hai má của họ, vương trên cổ tôi. Nhưng nếu tôi vẽ lên một phông màn, điều đó sẽ dễ tưởng tượng hơn là mô tả... Tôi đã được phục hồi sự hạnh phúc và tự do.’

Chế độ nô lệ, dưới bất kỳ hình thức nào, đều là một tội ác khủng khiếp. Tự do là một phước lành tuyệt vời. Môi-se là người giải phóng dân sự của Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước. Ông là hình bóng của Chúa Giê-su – Đấng giải cứu tối cao. Như Môi-se giải phóng dân sự của Đức Chúa Trời khỏi nô lệ thì Chúa Giê-su giải phóng bạn khỏi nô lệ của tội lỗi. ‘Sự tự do’ có thể là danh từ đương đại tốt nhất để định nghĩa những gì trong Kinh Thánh chỉ về 'sự cứu rỗi'. Toàn bộ Kinh Thánh có thể tóm tắt là ‘lịch sử của sự cứu rỗi’. Đó là câu chuyện về mong muốn và mục đích của Đức Chúa Trời để giải phóng dân sự của Ngài. Bạn được tự do.

Khôn ngoan

Thi thiên 20:1-9

Thơ Đa-vít làm. Cho thầy nhạc-chánh

1 Nguyện Đức Giê-hô-va đáp lời ngươi trong ngày gian truân! Nguyện danh Đức Chúa Trời của Gia-cốp che chở ngươi,

2 Từ nơi thánh sai ơn giúp đỡ ngươi, Và từ Si-ôn nâng đỡ ngươi!

3 Nguyện Ngài nhớ đến các lễ vật ngươi, Và nhậm những của lễ thiêu ngươi!

4 Cầu xin Ngài ban cho ngươi điều lòng ngươi ước ao, Làm thành các điều toan tính của ngươi!

5 Chúng tôi sẽ vui mừng về sự cứu rỗi ngươi, Và nhân danh Đức Chúa Trời chúng tôi, dựng các ngọn cờ của chúng tôi lên.

Nguyện Đức Giê-hô-va làm thành các điều người sở cầu.

6 Rày tôi biết Đức Giê-hô-va cứu đấng chịu xức dầu của Ngài; Từ trên trời thánh Ngài sẽ trả lời người, Nhờ quyền năng cứu rỗi của tay hữu Ngài.

7 Kẻ nầy nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa, Nhưng chúng tôi nhờ cậy danh Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chúng tôi.

8 Các kẻ ấy bị khòm xuống và sa ngã, Còn chúng tôi chỗi dậy, và đứng ngay lên.

9 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy cứu! Nguyện Vua nhậm lời chúng tôi trong ngày chúng tôi kêu cầu.

Bình luận

Tận hưởng sự tự do có được nhờ đức tin

Bạn có đang gặp rắc rối, khủng hoảng hay khó khăn không? Vua Đa-vít ở trong một thời điểm như vậy, rất có thể liên quan đến một trận chiến sắp xảy ra. Ông kêu cầu Chúa giúp đỡ. Ở câu đầu tiên của phân đoạn là 'Cầu xin Chúa đáp lời ngươi trong ngày gian nguy." (câu 1a) và dòng cuối cùng của phân đoạn là lời thỉnh cầu Chúa "Xin hãy đáp lời khi chúng tôi cầu khẩn" (câu 9b). Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện.

Khi bạn có ‘những ngày tồi tệ', hãy cầu nguyện với Chúa, xin Ngài mang lại sự cứu rỗi và tự do trong giữa sự đấu tranh (c.6–8). Đó không phải là vấn đề của sự lạc quan ngốc nghếch, mà là một niềm tin thực tế. Đa-vít công nhận ‘quyền năng cứu rỗi’ của Đức Chúa Trời – quyền năng mang lại sự tự do (c. 6c). Ông nói, Bây giờ tôi biết Chúa cứu giúp kẻ được xức dầu của Ngài’ (c.6a). Ông nói về 6 điều mà bạn có thể cầu xin cho bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng của mình: that you can ask for yourself, your family, your friends and your community:

  1. Sự bảo vệ ‘Cầu xin CHÚA … bảo vệ ngươi’ (câu 1). ‘Đưa người ra khỏi tầm với của nguy hại’ (Câu 1b, bản dịch MSG)
  2. Sự giúp đỡ ‘Từ nơi Thánh, xin sai ơn giúp đỡ ngươi’ (c.2a)
  3. Sự hỗ trợ ‘Từ Si-ôn, xin ban cho ngươi sự hỗ trợ’ (c.2b)
  4. Sự tiếp nhận ‘Xin Chúa ghi nhớ …. và tiếp nhận’ (c.3)
  5. Sự thành công ‘Xin Chúa ban cho ngươi điều lòng ngươi mơ ước, và hoàn thành mọi kế hoạch của ngươi.’ (c.4)
  6. Chiến thắng 'Chúng tôi reo mừng trong cuộc chiến thắng của người ...Cầu xin CHÚA hoàn thành mọi điều người thỉnh nguyện.' (c.5, bản dịch MSG).

Thành công, chiến thắng và tự do không đến từ việc tin tưởng vào ‘xe cộ’ và ‘ngựa chiến' (c.7a). Đúng hơn, chúng đến nhờ đức tin - chúng ta ‘tin cậy danh CHÚA, Đức Chúa Trời chúng ta' (c.7b).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã giải cứu con. Con đặt niềm tin của con nơi Ngài. Hôm nay con trình dâng lên Ngài những kế hoạch và bày tỏ trước Ngài những khao khát của lòng con...

Tân ước

Ma-thi-ơ 26:69-27:10

69 Bấy giờ Phi-e-rơ vẫn ngồi ngoài sân. Có một người đầy tớ gái đến gần, mà nói cùng người rằng: Ngươi cũng là kẻ ở với Jêsus, người Ga-li-lê. 70 Song Phi-e-rơ chối trước mặt chúng mà rằng: Ta không hiểu ngươi nói chi. 71 Khi đi ra ngoài cửa, lại có một đầy tớ gái khác thấy người, bèn nói cùng kẻ ở đó rằng: Người nầy cũng ở với Jêsus, người Na-xa-rét. 72 Song Phi-e-rơ lại chối và thề rằng: Ta chẳng hề biết người ấy. 73 Một chặp nữa, những kẻ ở gần đó đến gần nói với Phi-e-rơ rằng: Chắc thật, ngươi cũng thuộc về đảng ấy, vì tiếng nói của ngươi khai ngươi ra. 74 Người bèn rủa mà thề rằng: Ta không biết người đó đâu! Tức thì gà gáy. 75 Phi-e-rơ nhớ lại lời Đức Chúa Jêsus đã phán rằng: Trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần. Đoạn, người đi ra và khóc lóc cách đắng cay.

Bình luận

Ngạc nhiên về cách bạn có được sự tự do Chúa Giê-su là đấng giải cứu tối cao. Lịch sử sự cứu rỗi đạt đến cực điểm trong sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su. Ở đây chúng ta xem thoáng qua Chúa Giê-su đã phải trả giá bao nhiêu: Ngài bị một trong những người bạn thân nhất của mình chối bỏ (26:69-75); Ngài bị phản bội bởi một trong những người môn đồ của mình (27:1-10); Ngài bị giao nộp cho nhà cầm quyền La Mã (c.2) và bị kết án (c.3a).Tuy nhiên, Ma-thi-ơ thấy rằng tất cả những điều này là để hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời (c.9). Chúa Giê-su đã bị bắt để cho bạn được tự do. Ngài đã bị trói (v.2) để giải phóng bạn khỏi những thứ trói buộc bạn. Chúa Giê-su đã đến để giải phóng bạn khỏi tội lỗi, mặc cảm, xấu hổ, nghiện ngập và sợ hãi. Bạn đã bao giờ thực sự bị rối tung trong đời sống Cơ Đốc của mình chưa? Bạn đã bao giờ cảm thấy thất bại và bạn đã làm Chúa thất vọng chưa? Bạn đã bao giờ ‘khóc một cách cay đắng’ chưa (26:75) ? Tôi chắc chắn có. Hai người bạn thân nhất của Chúa Giê-su đã khiến Ngài thất vọng nặng nề. Đáng buồn thay, tất cả chúng ta sẽ khiến Chúa Giê-su thất vọng ở những thời điểm trong cuộc đời mình. Hai ví dụ này giúp chúng ta học cách ứng phó với những thất bại và thất vọng như vậy. Có nhiều điểm tương đồng giữa Giu-đa và Phi-e-rơ. Cả hai đều là môn đồ của Chúa Giê-su. Cả hai đều làm Ngài thất vọng (c.24–25,34). Cả hai đều làm ứng nghiệm những lời tiên tri trong Cựu ước thông qua hành động của họ (26:31; 27:9). Cả hai đều vô cùng hối hận về hành động của mình (27:5; 26:75). Tuy nhiên, cũng có những khác biệt quan trọng giữa hai ông. Phi-e-rơ đã phản ứng với thất bại một cách đúng đắn. Giu-đa thì không. Như sứ đồ Phao-lô có viết ‘Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời đem lại hối cải để được cứu rỗi, đó là điều không cần hối tiếc. Nhưng sự buồn rầu theo thế gian đem lại sự chết.’ (2 Cô-rinh-tô 7:10). Giu-đa là một ví dụ về ‘sự buồn rầu theo thế gian’. Ông đến gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo và thú nhận tội lỗi của mình, nhưng họ chỉ khiến cho ông ta thêm buồn bã (Ma-thi-ơ 27:4). Ông đã rất hối hận nhưng thật đáng buồn là ông không nương mình vào lòng thương xót của Chúa và nhận sự tha thứ từ Ngài. Ngược lại, Phi-e-rơ là một ví dụ về ‘sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời’. Phi-e-rơ hẳn đã sợ hãi đến nỗi chối Chúa Giê-su đến ba lần. Có lẽ có thể hiểu được, ông sợ bị đóng đinh với Chúa Giê-su hoặc có lẽ ông nghi ngờ về việc liệu Chúa Giê-su có thực sự là người mà Ngài đã tuyên bố hay không. Nhưng tiếng gà gáy đã xóa tan mọi nghi ngờ của ông. Nó khiến cho ông cảm thấy quẫn trí: ‘Ông đi ra ngoài khóc lóc đắng cay.’ (Ma-thi-ơ 26:75) Không có cảm giác nào tồi tệ hơn khi biết rằng chúng ta đã làm cho Chúa Giê-su thất vọng. Rất đáng tạ ơn, đây không phải là kết thúc câu chuyện đối với Phi-e-rơ (xem trong Giăng 21). ‘Nỗi buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời’ mang lại ‘sự hối cải’, và mối quan hệ của ông với Chúa Giê-su đã được phục hồi. Ông đã được giải phóng khỏi cảm giác tội lỗi và xấu hổ, và tiếp tục trở thành một người lãnh đạo vĩ đại, thánh thiện, quyền năng, và được xức dầu của Hội Thánh Chúa Giê-su. Bạn không cần phải bị đè nặng bởi cảm giác tội lỗi hay xấu hổ về những lỗi lầm trong quá khứ. Những người được Chúa Giê-su giải phóng thì thực sự được tự do (Giăng 8:36). Bất kể bạn làm rối tung và thất bại bao nhiêu, sẽ không bao giờ là quá muộn. Hãy đáp lại như cách Phi-e-rơ đã làm và bạn có thể có một tương lai tuyệt vời phía trước khi phụng sự Chúa Giê-su.

Cầu nguyện

Lạy Chúa, con cảm ơn Ngài vì Ngài đã bị trói lại để giải phóng con khỏi tội lỗi của mình. Khi con thất bại, hãy giúp con luôn quay lại phía Ngài trong ‘sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời đem lại hối cải để được cứu rỗi, đó là điều không cần hối tiếc’.

Cựu Ước

Xuất Ai Cập Ký 9:1-10:29

1 Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy đi ra mắt Pha-ra-ôn mà tâu rằng: Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của dân Hê-bơ-rơ, có phán như vầy: Hãy tha dân ta đi, đặng chúng nó hầu việc ta; 2 vì nếu ngươi từ chối không tha đi, còn cầm lại nữa, 3 nầy tay của Đức Giê-hô-va sẽ tra vào các súc vật của ngươi ngoài đồng, vào ngựa, lừa, lạc đà, bò và chiên: sẽ có dịch lệ rất lớn. 4 Đức Giê-hô-va sẽ phân biệt súc vật của dân Y-sơ-ra-ên cùng súc vật của người Ê-díp-tô, sẽ chẳng có một con nào của dân Y-sơ-ra-ên bị chết. 5 Đức Giê-hô-va định kỳ mà rằng: Đến mai, Đức Giê-hô-va sẽ làm sự đó tại trong xứ. 6 Vừa đến mai, Đức Giê-hô-va làm sự đó, hết thảy súc vật của người Ê-díp-tô đều chết; nhưng của dân Y-sơ-ra-ên chẳng chết một con nào. 7 Pha-ra-ôn sai người đi xét, thấy chẳng có một con súc vật nào của dân Y-sơ-ra-ên chết hết. Nhưng Pha-ra-ôn rắn lòng, chẳng cho dân sự đi. 8 Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: Hãy hốt tro trong lò đầy tay các ngươi, rồi tại trước mặt Pha-ra-ôn, Môi-se sẽ vải tro đó lên trời. 9 Tro sẽ hóa thành bụi khắp cả xứ Ê-díp-tô, và sanh nhiều ghẻ chốc cương mủ trên mình người và súc vật trong khắp cả xứ Ê-díp-tô. 10 Vậy, hai người hốt tro trong lò, đứng trước mặt Pha-ra-ôn, rồi Môi-se vải tro lên trời, thì sanh ra ghẻ chốc cương mủ trên mình người ta và súc vật. 11 Các thuật sĩ đứng trước mặt Môi-se không được, vì cớ ghẻ chốc đã sanh trên mình các thuật sĩ như trên mình của hết thảy người Ê-díp-tô. 12 Đức Giê-hô-va làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng, không nghe Môi-se và A-rôn chút nào, y như lời Đức Giê-hô-va đã phán cùng Môi-se. 13 Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Ngươi hãy thức dậy sớm, ra mắt Pha-ra-ôn mà tâu rằng: Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của dân Hê-bơ-rơ, có phán như vầy: Hãy tha dân ta đi, để chúng nó hầu việc ta; 14 vì lần nầy ta sẽ giáng các tai nạn cho lòng ngươi, quần thần, và dân sự ngươi, hầu cho ngươi biết rằng khắp thế gian chẳng có ai bằng ta. 15 Nếu bây giờ, ta đã giơ tay ra hành hại ngươi bịnh dịch, thì ngươi cùng dân ngươi đều đã bị diệt khỏi đất rồi. 16 Nhưng vì cớ nầy ta để ngươi còn sống, là cho ngươi thấy quyền năng của ta, hầu cho danh ta đồn khắp cả thiên hạ. 17 Nếu ngươi còn cản trở, không để cho dân ta đi, 18 thì mai, tại giờ nầy, ta sẽ làm một đám mưa đá lớn, đến đỗi tại xứ Ê-díp-tô từ khi khai sáng cho đến ngày nay chẳng có đám mưa nào giống như vậy. 19 Thế thì, bây giờ hãy sai đem lục súc và mọi vật thuộc về ngươi ở ngoài đồng vào, cho khỏi hiểm nghèo. Mưa đá sẽ rớt xuống trên mọi người và vật đang ở ngoài đồng không vào nhà, thì sẽ chết hết. 20 Những kẻ nào trong quần thần Pha-ra-ôn có lòng kính sợ lời Đức Giê-hô-va, lật đật rút đầy tớ và súc vật mình về nhà; 21 còn kẻ nào chẳng chú ý về lời Đức Giê-hô-va, thì để đầy tớ và súc vật mình ở ngoài đồng. 22 Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy giơ tay ngươi lên trời, làm mưa đá rớt xuống trên cả xứ Ê-díp-tô, trên mình người, súc vật, và khắp rau cỏ ngoài đồng. 23 Môi-se bèn giơ gậy mình lên trời, Đức Giê-hô-va làm cho sấm động, mưa đá sa, lửa chạy trên mặt đất. Vậy, Đức Giê-hô-va khiến mưa đá sa trên xứ Ê-díp-tô. 24 Vả, có mưa đá sa xuống và lửa cháy rất mạnh pha lộn với, đến nỗi từ khi xứ Ê-díp-tô lập quốc đến giờ, chẳng có giống như vậy. 25 Thế thì, trong cả xứ Ê-díp-tô, mưa đá làm hại mọi vật ở ngoài đồng, nào người ta, nào súc vật, nào rau-cỏ, và làm gãy cây cối nữa. 26 Chỉ đất Gô-sen, là nơi dân Y-sơ-ra-ên ở, chẳng có mưa đá mà thôi. 27 Pha-ra-ôn bèn truyền đòi Môi-se và A-rôn mà phán rằng: Lần nầy trẫm đã phạm tội; Đức Giê-hô-va là công bình; trẫm cùng dân sự trẫm là kẻ phạm tội. 28 Hãy cầu nguyện Đức Giê-hô-va, hầu cho tan sấm sét và mưa đá; rồi trẫm sẽ tha các ngươi đi, không đợi lâu nữa đâu. 29 Môi-se bèn đáp rằng: Vừa khi tôi ra khỏi thành, tôi sẽ giơ tay lên Đức Giê-hô-va, sấm sét sẽ lặng, mưa đá sẽ tan, hầu cho bệ hạ biết rằng trái đất thuộc về Đức Giê-hô-va. 30 Nhưng tôi biết rằng bệ hạ và quần thần chưa kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời. 31 Vả, trong lúc đó, lúa mạch trổ bông, cây gai có hoa, nên lúa mạch và gai bị đập nát; 32 còn lúa mì và tiểu mạch trổ muộn, nên không bị đập. 33 Vậy, Môi-se lui khỏi Pha-ra-ôn, đi ra thành, giơ tay lên Đức Giê-hô-va, sấm sét và mưa đá tạnh, mưa bèn ngớt hột trên mặt đất. 34 Khi Pha-ra-ôn thấy mưa, mưa đá và sấm sét đã tạnh rồi, người và quần thần lại rắn lòng, cứ phạm tội nữa. 35 Vậy Pha-ra-ôn cứng lòng, không tha dân Y-sơ-ra-ên đi, y như lời Đức Giê-hô-va đã cậy Môi-se mà phán.

Bình luận

Sử dụng sự tự do của bạn để thờ phượng Chúa Trong sự phụng sự Đức Chúa Trời, chúng ta tìm thấy sự tự do hoàn hảo. Bạn được tạo ra để thờ phượng và phụng sự Đức Chúa Trời. Đó là mục đích của bạn. Giáo hoàng Benedict XVI (khi ông còn là Hồng y Ratzinger) đã viết, Mục tiêu duy nhất của Xuất Hành là thể hiện sự thờ phượng... Vùng đất được trao cho dân sự để trở thành nơi thờ phượng một Đức Chúa Trời chân thật ... Sự tự do để thờ phượng Đức Chúa Trời một cách đúng đắn, có vẻ như, trong cuộc gặp gỡ với Pha-ra-ôn, là mục đích duy nhất của Xuất Hành, quả thực, chính là bản chất cốt lõi.’

Một lần nữa, trong lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta thấy kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã được báo trước. Chúng ta thấy kế hoạch của Đức Chúa Trời là giải phóng dân sự của Ngài khỏi ách nô lệ thông qua Môi-se. Hết lần này đến lần khác, Đức Chúa Trời phán những lời giống như thế này với Môi-se: 'Con hãy đi gặp Pha-ra-ôn, nói với vua ấy: CHÚA, Đức Chúa Trời của người Hê-bơ-rơ bảo vua phải để cho dân Ta đi thờ phượng Ta." (9:1). Đức Chúa Trời đã cho Pha-ra-ôn rất nhiều cơ hội. Môi-se nói đi nói lại những lời Đức Chúa Trời phán với ông: 'Hãy để dân ta đi để họ thờ phượng ta' (9:13; 10:3,7), ‘Hãy thả người của Ta để họ đi thờ phượng Ta'. (bản dịch MSG).

Thế gian có thể hiểu 'những việc tốt' của bạn nhưng không thấy tầm quan trọng của sự thờ phượng của bạn. Pha-ra-ôn buộc tội họ là lười biếng và coi việc thờ phượng là một cách thay thế cho công việc (5:17-18). Nhưng thờ phượng là mục đích và công việc tối cao của bạn - trên thực tế, từ tiếng Do Thái có nghĩa là 'thờ phượng' trong đoạn này ('avad'), có thể dịch là cả thờ phượng và việc làm. Đức Chúa Trời yêu bạn. Ngài không muốn bất cứ ai phải hư mất, nhưng tất cả mọi người trở lại ăn năn (2 Phi-e-rơ 3:9). Cách duy nhất chúng ta sẽ bị diệt vong là nếu, giống như Pha-ra-ôn, chúng ta cứng lòng và phớt lờ tất cả những dấu hiệu cảnh báo mà Chúa bày tỏ. Sự kiêu ngạo là gốc rễ tội lỗi của Pha-ra-ôn. Càng từ chối, ông càng khó thay đổi quyết định mà không bị mất mặt. Hãy chuẩn bị để thừa nhận sai lầm hơn là đi sai hướng một cách bất chấp. Cho dù bạn đã đi sai hướng bao lâu, bạn luôn có thể quay đầu lại. Mong muốn của Đức Chúa Trời là để cho dân Ngài dành cả cuộc đời để thờ phượng Ngài. Ngài muốn giúp bạn thoát khỏi những điều sai quấy, xấu hổ, tội lỗi, nghiện ngập và sợ hãi. Ngài muốn bạn được tự do để yêu, phụng sự và thờ phượng Ngài.

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm ơn Chúa vì lời Ngài 'Vậy, nếu Đức Con giải phóng các ngươi, thì các ngươi mới thật sự được tự do.' (Giăng 8:36). Xin cho con sử dụng sự tự do của mình để thờ phượng và phụng sự Ngài.

Pippa chia sẻ

Xuất Hành 9:20 ‘Quần thần Pha-ra-ôn nghe những lời này, có người lo sợ, vội sai gọi đầy tớ đem súc vật về.’ Mọi người có thể rất cứng lòng và cho dù có bao nhiêu dấu hiệu bày tỏ cho họ, họ vẫn sẽ không tin. Nhưng ngay cả ở những nơi khó nhất, vẫn có người đáp lại Chúa. Bạn không thể xoá sổ cả một dân tộc.

reader

App

Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.

reader

Email

Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.

Sign up now
reader

Website

Bắt đầu đọc sự tận tâm của ngày hôm nay ngay tại đây trên trang web BiOY.

Read now
reader

Book

Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.

Tham khảo

The One Year là thương hiệu của Nhà Xuất Bản Tyndale. Được sử dụng dưới sự cho phép. Solomon Northup, Twelve Years a Slave, (London: Sampson Low, Son & Company, 1853) Trừ khi được nêu rõ, các trích dẫn Kinh Thánh được lấy từ Bản New International Version được Anh hóa. Bản quyền 1979, 1984, 2011 Biblica, trước đây là tổ chức Kinh Thánh Hội Quốc tế. Được sử dụng dưới sự cho phép của Hodder & Stoughton Publishers, một công ty Hachette UK. Đã đăng ký bản quyền. 'NIV' là một thương hiệu được đăng ký của Biblica. Số đăng ký thương hiệu tại UK 1448790. Lời Chúa được đánh dấu (MSG) được lấy từ bản dịch The Message. Bản quyền 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002. Được sử dụng dưới sự cho phép của NavPress Publishing Group.

This website stores data such as cookies to enable necessary site functionality and analytics. Find out more