Ngày 189

Mối nguy của sự kiêu ngạo

Khôn ngoan Châm ngôn 16:18-27
Tân ước Công vụ 25:23-26:23
Cựu Ước 2 Các vua 14:23-15:38

Giới thiệu

Hồi còn làm luật sư, tôi nhớ có một vụ án rất đơn giản mà tôi nghĩ mình nhất định thắng. Tôi đã rất tự tin quyết định thậm chí không cần bận tâm cầu nguyện về điều đó hay phó thác điều đó cho Chúa.

Khi tôi đứng lên phát biểu, thẩm phán hỏi tôi có biết về một vụ án đã thay đổi luật trong vài ngày qua không. Tôi không biết. Kết quả là một thất bại rất nhục nhã. Như đoạn kinh thánh trong sách Châm ngôn hôm nay cảnh báo (Châm ngôn 16:18), sự kiêu ngạo đã đến trước sự sa ngã.

Trong tủi nhục, tôi kêu xin Chúa giúp đỡ. Tôi đọc vụ kiện gần đây. Sau đó, tôi đã viết một bài thể hiện quan điểm của tôi rằng quyết định trên là sai và sẽ bị hủy bỏ khi kháng cáo. Rất may, quan điểm của đó của tôi là đúng.

Chúng tôi đã có thể trở lại tòa án và thắng kiện. Luật sư, thay vì đay nghiến lỗi lầm của tôi, ông ấy đã rất tử tế và tỏ ra ấn tượng với quan điểm tôi đã viết và đem cho tôi nhiều vụ kiện khác. Vì vậy, nó đã trở thành một bài học kép; không chỉ về sự nguy hiểm của tính kiêu ngạo mà còn về ân điển phi thường của Đức Chúa Trời và cách ‘ai trông cậy nơi Đức Giê-hô-va thật phước biết bao’ (Châm ngôn 16:20).

Tôi cố gắng không quên bài học mà tôi đã học được về sự nguy hiểm của tính kiêu ngạo và dựa vào chính mình mỗi khi tôi đứng lên phát biểu. Tôi muốn nói rằng tôi chưa bao giờ mắc lại sai lầm tương tự nhưng đó là một bài học mà tôi phải học lại nhiều lần.

Trong tiếng Anh, từ ‘pride’ có thể có nghĩa tốt. Ví dụ, chúng tôi sẽ không nói rằng việc một người tự hào về con cái của họ hoặc tự hào về công việc của họ là sai. Tuy nhiên, khi Kinh thánh nói về sự kiêu ngạo, nó có nghĩa khác với điều này và có hàm ý rất tiêu cực.

Nó có nghĩa là đánh giá quá cao về giá trị hoặc tầm quan trọng của bản thân; nó cho thấy hành vi kiêu ngạo hoặc hống hách. Linh của sự độc lập nói: ‘Tôi không cần Đức Chúa Trời’. Do đó, có thể cho rằng đó là gốc rễ của mọi tội lỗi. Chúng ta nên phản ứng thế nào trước sự cám dỗ và nguy hiểm của tính kiêu ngạo?

Khôn ngoan

Châm ngôn 16:18-27

18 Sự kiêu ngạo đi trước sự hủy diệt;
Tính kiêu căng đi trước sự sụp đổ.

19 Thà có tinh thần khiêm tốn với người nghèo khó,
Còn hơn chia chiến lợi phẩm với kẻ kiêu ngạo. \t\t\t 20 Ai chú tâm làm theo lời Chúa sẽ tìm được phước;
Người nào tin cậy CHÚA thật phước hạnh biết bao.

21 Người có lòng khôn ngoan được gọi là người thông sáng;
Lời nói dịu dàng làm tăng sức thuyết phục người nghe. \t\t\t 22 Sự thông sáng là suối sự sống cho người có nó;
Còn lời chỉ bảo của kẻ dại chỉ là sự điên rồ. \t\t\t 23 Lòng người khôn dạy miệng mình ăn nói;
Và tạo thêm sức thuyết phục ở trên môi. \t\t\t 24 Lời hay ý đẹp giống như mật của tàng ong,
Làm ngọt ngào tâm hồn và khỏe mạnh xương cốt. \t\t\t 25 Có một con đường dường như chính đáng cho người ta,
Nhưng đến cuối đường hóa ra là tử lộ. \t\t\t 26 Cơn đói khát thúc người lao công kiếm việc,
Miệng muốn ăn giục người ấy tìm kế sinh nhai. \t\t\t 27 Kẻ vô lại toan tính chuyện hại người,
Môi miệng nó như lửa hừng thiêu hủy.

Bình luận

Trau dồi sự khiêm nhường

Đức Chúa Trời muốn bạn học cách bước đi trong sự khiêm nhường và nhân từ, không kiêu căng và tự phụ. Kiêu ngạo đến trước sự bại hoại: ‘Sự kiêu ngạo đi trước sự hủy diệt; Tính kiêu căng đi trước sự sụp đổ’ (c.18).

Chúng ta được nhắc nhở rằng ‘Thà có tinh thần khiêm tốn với người nghèo khó; Còn hơn chia chiến lợi phẩm với kẻ kiêu ngạo’ (c.19).

Việc thiếu quyền năng đôi lúc rất bực bội khi chúng ta nghĩ rằng mình biết cách tốt nhất để làm mạnh vương quốc của Chúa. Tuy nhiên, Chúa Giê-su có rất ít quyền năng theo quan điểm của loài người. Người có “tinh thần khiêm tốn với người nghèo khó” (c.19).

‘Tinh thần khiêm nhường’, đối lập với kiêu ngạo, đem đến:

1. Sự thịnh vượng

Khiêm nhường có nghĩa là sẵn sàng học hỏi: ‘Ai chú tâm làm theo lời Chúa sẽ tìm được phước’ (c.20a).

2. Hạnh phúc

Sự tin cậy cách khiêm nhường nơi Đức Chúa Trời: ‘Người nào tin cậy Chúa thật phước hạnh biết bao’ (c.20b).

3. Sự chữa lành

Trái ngược với những lời ngạo mạn của kẻ kiêu ngạo (“Kẻ vô lại toan tính chuyện hại người, môi miệng nó như lửa hừng thiêu hủy”, c.27), người khiêm nhường sử dụng những lời dễ nghe (“Lời nói dịu dàng làm tăng sức thuyết phục người nghe”, c.21b). ‘Lời hay ý đẹp giống như mật của tàng ong, làm ngọt ngào tâm hồn và khỏe mạnh xương cốt’ (c.24).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, xin giúp con luôn trông cậy vào Chúa, tin tưởng vào Chúa.

Tân ước

Công vụ 25:23-26:23

Phao-lô trước mặt Agrippa

23 Vậy, ngày hôm sau, vua Ạc-ríp-pa và Bê-rê-nít đến một cách long trọng, vào phòng xử án cùng với các viên chỉ huy và những người lãnh đạo trong thành. Phê-tu ra lệnh dẫn Phao-lô đến. 24 Phê-tu nói: “Tâu vua Ạc-ríp-pa và tất cả quý vị có mặt tại đây: Quý vị đều thấy người nầy là người mà cả dân chúng Do Thái tại Giê-ru-sa-lem cũng như ở đây kêu nài tôi và la lên rằng không được để cho nó sống nữa.25 Nhưng tôi thấy anh ta chẳng làm điều gì đáng tội chết; vì chính anh ta cũng đã khiếu nại việc nầy lên Sê-sa nên tôi đã quyết định giải nộp đương sự đến đó. 26 Nhưng vì tôi không có điều gì chắc chắn để trình lên hoàng đế nên đem đương sự đến trước mặt quý vị, đặc biệt là trước mặt vua Ạc-ríp-pa, để sau khi điều tra xong, tôi có dữ liệu mà viết tờ trình.27 Vì tôi thiết nghĩ giải một tù phạm mà không nói rõ tội trạng thì thật là vô lý.”

26 Bấy giờ vua Ạc-ríp-pa bảo Phao-lô: “Anh được phép nói để tự bào chữa.”

Phao-lô giơ tay ra, tự biện hộ như sau: 2“Tâu vua Ạc-ríp-pa, hôm nay tôi may mắn được tự biện hộ trước mặt vua về mọi điều người Do Thái cáo buộc tôi; 3 vì vua đặc biệt biết rõ mọi phong tục cũng như những vấn đề tranh cãi của người Do Thái. Vậy, xin vua hãy kiên nhẫn nghe tôi.

4 Mọi người Do Thái đều biết nếp sống của tôi từ lúc còn trẻ, ở giữa dân tộc tôi và tại Giê-ru-sa-lem. 5 Nếu họ sẵn sàng làm chứng về điều nầy thì từ lâu họ thừa biết tôi đã sống theo phái Pha-ri-si, là phái nghiêm khắc nhất trong tôn giáo chúng tôi. 6 Nay tôi đứng đây để bị xét xử là vì hi vọng nơi lời hứa của Đức Chúa Trời cho tổ phụ chúng tôi. 7 Chính vì niềm hi vọng ấy mà mười hai bộ tộc chúng tôi lấy lòng nhiệt thành thờ phượng Đức Chúa Trời ngày đêm. Muôn tâu, và cũng chính vì niềm hi vọng ấy mà tôi bị người Do Thái tố cáo. 8 Tại sao quý vị ở đây lại không thể tin rằng Đức Chúa Trời khiến người chết sống lại?

9 Thật vậy, chính tôi trước đây đã nghĩ rằng phải tìm mọi cách để chống đối danh Jêsus người Na-xa-rét. 10 Tôi đã làm như vậy tại Giê-ru-sa-lem: Dựa vào thẩm quyền của các thầy tế lễ cả, tôi không những bỏ tù nhiều thánh đồ, mà khi họ bị kết án tử hình, tôi cũng bỏ phiếu tán đồng nữa. 11 Tôi thường đi khắp các nhà hội để trừng phạt họ và ép buộc họ chối bỏ đức tin; tôi tức giận đến nỗi đi tận các thành ngoại quốc để bắt bớ họ.

12 Vì thế, tôi đi lên Đa-mách với thẩm quyền và mệnh lệnh của các thầy tế lễ cả. 13 Trên đường đi, muôn tâu, vào lúc giữa trưa, tôi thấy có ánh sáng từ trên trời chói lọi hơn mặt trời, chiếu chung quanh tôi và những người cùng đi. 14 Khi tất cả chúng tôi ngã xuống đất, tôi nghe tiếng phán với tôi bằng tiếng Hê-bơ-rơ rằng: ‘Hỡi Sau-lơ, Sau-lơ, sao ngươi bắt bớ Ta? Đá vào mũi nhọn thì thật khó chịu cho ngươi.’

15 Tôi thưa: ‘Lạy Chúa, Chúa là ai?’

Chúa đáp: ‘Ta là Jêsus mà ngươi đang bắt bớ. 16 Nhưng hãy trỗi dậy và đứng lên, vì Ta đã hiện ra với ngươi để lập ngươi làm đầy tớ và nhân chứng về những điều ngươi đã thấy nơi Ta, và về những điều Ta sẽ hiện ra tỏ cho ngươi biết. 17 Ta sẽ giải cứu ngươi khỏi dân nầy và các dân ngoại là nơi Ta sai ngươi đến 18 để mở mắt họ, chuyển họ từ tối tăm qua sáng láng, từ quyền lực của Sa-tan trở về cùng Đức Chúa Trời; hầu cho bởi đức tin nơi Ta, họ nhận được sự tha tội và hưởng phần gia tài cùng với các thánh đồ.’

19 "Tâu vua Ạc-ríp-pa, từ đó, tôi không dám chống cự với khải tượng từ trời; 20 nhưng trước hết, tôi rao giảng cho những người ở Đa-mách, kế đến tại Giê-ru-sa-lem và cả miền Giu-đê, rồi đến các dân ngoại rằng phải ăn năn và quay về với Đức Chúa Trời, làm công việc xứng đáng với sự ăn năn.21 Vì lý do đó, người Do Thái đã bắt tôi trong đền thờ và toan giết tôi. 22 Nhưng tôi được Đức Chúa Trời phù hộ cho đến ngày nay, và vì vậy, tôi đứng đây làm chứng cho người lớn kẻ nhỏ, không nói gì khác hơn là điều các nhà tiên tri và Môi-se đã báo trước phải xảy ra: 23 tức là Đấng Christ phải chịu thương khó, và là người đầu tiên sống lại từ cõi chết, để rao truyền ánh sáng cho dân Do Thái cũng như các dân ngoại.”

Bình luận

Phục vụ và làm chứng

Bạn nên làm gì nếu có cơ hội làm chứng về Chúa Giê-su? Bạn nên kể câu chuyện của mình như thế nào? Chúng ta thấy trong đoạn kinh thánh này một ví dụ tuyệt vời về những gì phải làm.

Phao-lô, khi bị xét xử, nói trước tòa rằng Chúa Giê-su đã giao cho ông sứ mệnh phục vụ: ‘Ta hiện ra với ngươi để lập ngươi làm đầy tớ và nhân chứng’ (26:16). Như Chúa Giê-su đến “không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mác 10:45), tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành tôi tớ và chứng nhân. Một nhân chứng không tập trung vào chính mình. Phao-lô khiêm nhường nói và hướng mọi người đến với Chúa Giê-su. Ở đây chúng ta thấy cách ông đáp ứng sự kêu gọi này.

Phao-lô, trong tù và đang bị xét xử, đối mặt với sự kiêu ngạo và “hào nhoáng” khi ông được dẫn đến trước mặt Ạc-ríp-ba và Bê-rê-nít (Công vụ 25:23). Đó hẳn là một trải nghiệm rất khó khăn.

Phao-lô, một lần nữa, đưa ra lời chứng của mình một cách khiêm nhường và đơn giản. Ông lịch sự và kính trọng Vua Ạc-ríp-ba (26:2-3). Ông thực hiện theo phong tục và nghi thức giao tiếp. Ông khéo léo lựa chọn những phần trong câu chuyện có liên quan đến người đang nghe mình.

Trong phần đầu tiên của lời chứng, Phao-lô sử dụng thông điệp 'tôi' trái ngược với thông điệp 'bạn'. Trong khi thông điệp 'bạn' có vẻ kiêu ngạo và trịch thượng, thì thông điệp 'tôi' đôi khi hiệu quả hơn, cũng như là một cách nhẹ nhàng và lịch thiệp hơn để bày tỏ quan điểm.

Ông ấy nói rằng ông ấy đã từng giống như họ: ‘chính tôi trước đây đã nghĩ rằng phải tìm mọi cách để chống đối danh Jêsus người Na-xa-rét. Tôi đã làm như vậy tại Giê-ru-sa-lem... tôi không những bỏ tù nhiều thánh đồ, mà khi họ bị kết án tử hình, tôi cũng bỏ phiếu tán đồng nữa’ (c.9–10).

Thông điệp ngầm là, 'Tôi cũng giống như bạn. Tôi đầy kiêu hãnh, quyền lực và hào hoa. Tôi đã làm những gì bạn đang làm bây giờ. Tôi đã bắt bớ các tín đồ Cơ đốc giáo cũng giống như các bạn hiện đang bắt bớ tôi vậy.’

Sau đó, ông ấy kể về việc Chúa Giê-su đã hiện ra với ông ấy như thế nào và chỉ ra rằng khi bức hại các Cơ đốc nhân, ông thực sự đang bức hại Chúa Giê-su. ‘Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ’ (c.15).

Đức Giê-su nói với ông: “Ta sai ngươi đến để mở mắt họ, chuyển họ từ tối tăm qua sáng láng, từ quyền lực của Sa-tan trở về cùng Đức Chúa Trời; hầu cho bởi đức tin nơi Ta, họ nhận được sự tha tội và hưởng phần gia tài cùng với các thánh đồ' (c.17–18). Thông qua thông điệp mạnh mẽ về ‘tôi’ trong lời chứng của mình, Phao-lô thực sự đang nói với họ rằng họ đang ở trong bóng tối và ở dưới quyền lực của Sa-tan, cần được tha thứ cho tội lỗi của mình.

Ông không chỉ chỉ ra những nhu cầu của họ, mà còn chỉ ra con đường dẫn đến sự khoan hồng: ‘tôi rao giảng cho những người ở Đa-mách, kế đến tại Giê-ru-sa-lem và cả miền Giu-đê, rồi đến các dân ngoại rằng phải ăn năn và quay về với Đức Chúa Trời, làm công việc xứng đáng với sự ăn năn’ (c.20). Trên thực tế, ông đang nói với những người kiêu ngạo và quyền lực này: ‘Các người cần phải ăn năn và quay về với Đức Chúa Trời’.

Ông nói tiếp: “Tôi được Đức Chúa Trời phù hộ cho đến ngày nay, và vì vậy, tôi đứng đây làm chứng cho người lớn kẻ nhỏ” (c.22). Phao-lô sẵn sàng nói chuyện với mọi người, với người mạnh cũng như người yếu.

Sứ điệp của Phao-lô luôn tập trung vào Chúa Giê-su, Đấng đã hiện ra với ông trên đường đi Đa-mách. Ông làm chứng rằng, 'Đấng Christ phải chịu thương khó và... sống lại từ cõi chết' (c.23).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, xin giúp con tận dụng mọi cơ hội để nói với mọi người về Chúa Giê-su và noi gương sự phục vụ khiêm nhường của Người.

Cựu Ước

2 Các vua 14:23-15:38

Giê-rô-bô-am II làm vua Y-sơ-ra-ên

23 Vào năm thứ mười lăm đời trị vì của A-ma-xia, con Giô-ách, vua Giu-đa, thì Giê-rô-bô-am, con Giô-ách, lên làm vua Y-sơ-ra-ên tại Sa-ma-ri. Vua cai trị bốn mươi mốt năm. 24 Vua làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va, chẳng từ bỏ tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội. 25Chính vua đã khôi phục bờ cõi Y-sơ-ra-ên từ cửa ải Ha-mát cho đến biển A-ra-ba, đúng như lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã phán bởi đầy tớ Ngài là nhà tiên tri Giô-na, con A-mi-tai, ở Gát Hê-phe.

26 Vì Đức Giê-hô-va đã thấy nỗi khốn khổ cay đắng tột cùng của Y-sơ-ra-ên; chẳng một ai, dù nô lệ hay tự do, đến cứu giúp Y-sơ-ra-ên. 27 Và vì Đức Giê-hô-va đã không phán rằng Ngài sẽ xóa tên Y-sơ-ra-ên dưới bầu trời nên Ngài đã dùng Giê-rô-bô-am, con Giô-ách, mà giải cứu họ . 28Chẳng phải các việc khác của Giê-rô-bô-am, mọi việc vua làm, thế lực của vua, các chiến công và việc khôi phục chủ quyền Đa-mách và Ha-mát từ Giu-đa về cho Y-sơ-ra-ên, đều được chép trong sách lịch sử các vua Y-sơ-ra-ên sao? 29 Giê-rô-bô-am an giấc cùng tổ phụ mình là các vua Y-sơ-ra-ên. Con vua là Xa-cha-ri lên ngai kế vị.

A-xa-ria cai trị Giu-đa

15

Năm thứ hai mươi bảy đời trị vì của Giê-rô-bô-am, vua Y-sơ-ra-ên, thì A-xa-ria, con A-ma-xia, vua Giu-đa, bắt đầu trị vì. 2 Khi lên ngai, vua được mười sáu tuổi và cai trị năm mươi hai năm tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ vua tên là Giê-cô-lia, quê ở Giê-ru-sa-lem. 3Vua làm điều ngay thẳng dưới mắt Đức Giê-hô-va, đúng như những gì mà vua cha là A-ma-xia đã làm.4 Các nơi cao vẫn chưa bị phá hủy, nên dân chúng vẫn còn dâng sinh tế và đốt hương trên các nơi cao đó.

5Đức Giê-hô-va trừng phạt vua, khiến vua mắc bệnh phong hủi cho đến ngày băng hà; vua phải sống cách biệt trong một nhà riêng. Giô-tham, con vua, đảm trách việc triều chính và cai trị dân chúng trong nước. 6 Chẳng phải các việc khác của A-xa-ria, mọi việc vua làm đều được chép trong sách lịch sử các vua Giu-đa sao? 7 A-xa-ria an giấc cùng các tổ phụ và được an táng bên cạnh họ trong thành Đa-vít. Rồi con vua là Giô-tham lên kế vị.

Xa-cha-ri làm vua Y-sơ-ra-ên

8 Vào năm thứ ba mươi tám đời trị vì của A-xa-ria, vua Giu-đa, thì Xa-cha-ri, con trai Giê-rô-bô-am, lên làm vua Y-sơ-ra-ên và cai trị sáu tháng tại Sa-ma-ri. 9 Vua làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va giống như các tổ phụ mình đã làm. Vua không từ bỏ tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội.

10 Sa-lum, con Gia-be, âm mưu chống lại vua. Ông tấn công vua trước mặt dân chúng, rồi giết chết vua và chiếm ngai.11 Các việc khác của Xa-cha-ri đều được chép trong sách lịch sử các vua Y-sơ-ra-ên. 12 Như thế, lời của Đức Giê-hô-va đã phán hứa với Giê-hu rằng: “Con cháu ngươi sẽ ngồi trên ngai Y-sơ-ra-ên cho đến đời thứ tư,” đã được ứng nghiệm.

Sa-lum làm vua Y-sơ-ra-ên

13 Năm thứ ba mươi chín đời trị vì của Ô-xia, vua Giu-đa, thì Sa-lum, con Gia-be, lên làm vua và cai trị một tháng tại Sa-ma-ri. 14 Mê-na-hem, con Ga-đi, từ Tiệt-sa đi lên Sa-ma-ri đánh Sa-lum, con Gia-be, ngay tại Sa-ma-ri và giết chết vua, rồi Mê-na-hem lên làm vua thay cho Sa-lum. 15 Các việc khác của Sa-lum, kể cả âm mưu do vua chủ xướng, đều được chép trong sách lịch sử các vua Y-sơ-ra-ên.

16 Lúc bấy giờ, Mê-na-hem xuất quân từ Tiệt-sa đánh phá Típ-sắc, giết mọi người trong thành và khắp miền phụ cận. Vì người trong thành ấy không chịu mở cổng cho vua nên vua đánh phá thành, và mổ bụng tất cả phụ nữ có thai.

Mê-na-hem làm vua Y-sơ-ra-ên

17 Năm thứ ba mươi chín đời trị vì của A-xa-ria, vua Giu-đa, thì Mê-na-hem, con Ga-đi, lên làm vua Y-sơ-ra-ên, và cai trị mười năm tại Sa-ma-ri. 18 Vua làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va; trọn đời không từ bỏ tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội.

19 Vua A-si-ri là Phun đến xâm lấn xứ sở. Mê-na-hem nộp cho Phun ba mươi nghìn ký bạc, để vua ấy giúp giữ vững vương quốc trong tay mình. 20 Mê-na-hem thu số bạc ấy từ những người giàu có trong dân Y-sơ-ra-ên, mỗi người đóng góp hơn nửa ký bạc, để nộp cho vua A-si-ri. Vậy vua A-si-ri rút quân về, không ở lại trong xứ.

21 Chẳng phải các việc khác của Mê-na-hem, và tất cả những việc vua làm đều được chép trong sách lịch sử các vua Y-sơ-ra-ên sao?22 Mê-na-hem an giấc cùng các tổ phụ mình. Phê-ca-hia, con vua, lên kế vị.

Phê-ca-hia làm vua Y-sơ-ra-ên

23 Năm thứ năm mươi đời trị vì của A-xa-ria, vua Giu-đa, thì Phê-ca-hia, con Mê-na-hem, lên làm vua Y-sơ-ra-ên tại Sa-ma-ri, và cai trị hai năm. 24 Vua làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va, không từ bỏ tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội. 25 Một tướng chỉ huy quân đội là Phê-ca, con Rê-ma-lia, âm mưu chống lại vua và đánh giết vua tại Sa-ma-ri, trong pháo đài của hoàng cung, giết luôn Ạt-gốp và A-ri-ê. Phê-ca đem theo năm mươi người Ga-la-át, ông giết Phê-ca-hia và chiếm ngai vua.

26 Các việc khác của Phê-ca-hia, và mọi việc vua làm đều được chép trong sách lịch sử các vua Y-sơ-ra-ên.

Phê-ca làm vua Y-sơ-ra-ên

27 Năm thứ năm mươi hai đời trị vì của A-xa-ria, vua Giu-đa, thì Phê-ca, con Rê-ma-lia, lên làm vua Y-sơ-ra-ên tại Sa-ma-ri, và cai trị hai mươi năm. 28 Vua làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va, không từ bỏ tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội.

29 Trong đời trị vì của Phê-ca, vua Y-sơ-ra-ên, Tiếc-la Phi-lê-se, vua A-si-ri, đến xâm chiếm Y-giôn, A-bên Bết-ma-ca, Gia-nô-ác, Kê-đe, Hát-so, miền Ga-la-át, miền Ga-li-lê, và cả địa phận Nép-ta-li. Rồi vua bắt dân các nơi ấy đày sang A-si-ri. 30 Lúc ấy, con của Ê-la là Ô-sê âm mưu chống lại vua Phê-ca, con Rê-ma-lia, và đánh giết vua, rồi chiếm ngai vua nhằm năm thứ hai mươi đời trị vì của vua Giô-tham, con Ô-xia.

31 Các việc khác của Phê-ca, và mọi việc vua làm đều được chép trong sách lịch sử các vua Y-sơ-ra-ên.

Giô-tham làm vua Giu-đa

32 Năm thứ hai đời trị vì của Phê-ca, con Rê-ma-lia, vua Y-sơ-ra-ên, thì Giô-tham, con Ô-xia, vua Giu-đa, lên ngai làm vua. 33 Khi bắt đầu trị vì, Giô-tham được hai mươi lăm tuổi, và cai trị mười sáu năm tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ vua tên là Giê-ru-sa, con gái Xa-đốc. 34 Vua làm điều ngay thẳng dưới mắt Đức Giê-hô-va, noi theo mọi điều vua cha là Ô-xia đã làm. 35 Nhưng các nơi cao vẫn chưa bị phá hủy; dân chúng vẫn còn dâng sinh tế và đốt hương trên các nơi cao đó. Giô-tham đã xây cất cổng trên của đền thờ Đức Giê-hô-va.

36 Chẳng phải các việc khác của Giô-tham, và những việc vua làm đều được chép trong sách lịch sử các vua Giu-đa sao? 37 Vào thời ấy, Đức Giê-hô-va bắt đầu khiến Rê-xin vua A-ram, và Phê-ca, con Rê-ma-lia, đến đánh Giu-đa. 38 Giô-tham an giấc cùng các tổ phụ và được an táng bên cạnh họ tại thành Đa-vít, tổ phụ vua. Thái tử A-cha lên ngai kế vị.

Bình luận

Chống lại sự kiêu ngạo

Ví dụ, nếu bạn có bất kỳ ai làm việc cho mình, hoặc nếu bạn là cha mẹ, hoặc nếu bạn ở bất kỳ vị trí lãnh đạo nào với tư cách là một tình nguyện viên, thì bạn đang ở một vị trí có quyền lực.

Kiêu ngạo là một cám dỗ đặc biệt đối với bất kỳ ai ở vị trí quyền lực – cho dù quyền lực đó đến từ địa vị, thành công, danh tiếng hay sự giàu có.

Lịch sử của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa cho thấy rằng rất khó để trở nên hùng mạnh và cưỡng lại sự cám dỗ của tính kiêu ngạo. Trong thời kỳ này, các vua Giu-đa thịnh vượng hơn các vua Y-sơ-ra-ên. Hết vua này đến vua khác ở Y-sơ-ra-ên làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va (14:24; 15:18,24,28), trong khi ở Giu-đa, A-xa-ria và con trai ông là Giô-tham đều 'làm điều ngay thẳng dưới mắt Đức Giê-hô-va' ( 15:3,34).

A-xa-ria còn được gọi là Ô-xia (c.32). Chúng ta biết thêm điều gì đó về ông từ những phần khác của Cựu Ước (ví dụ, A-mốt 1:1, Ê-sai 6:1f. và 2 Sử ký 26:16–23).

Ở đây, chúng ta đọc thấy rằng mặc dù ông ‘Làm điều ngay thẳng dưới mắt Đức Giê-hô-va...Các nơi cao... chưa bị phá hủy… Đức Giê-hô-va đã làm cho vua mắc bệnh phong hủi cho đến ngày băng hà’ (2 Các Vua 15:3–5). Tại sao cuộc đời ông lại kết thúc trong một mớ hỗn độn như vậy?

Sách Sử ký đưa ra câu trả lời: ‘Danh tiếng vua đồn ra rất xa, vì vua được Chúa giúp đỡ cách lạ lùng, cho đến khi trở nên cường thịnh. Nhưng khi đã trở nên cường thịnh thì Ô-xia sinh lòng kiêu ngạo khiến vua suy vong. Vua phạm tội với Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình vì đã vào trong đền thờ Đức Giê-hô-va xông hương trên bàn thờ xông hương.’ (2 Sử ký 26:15–16).

Điều này cảnh báo chúng ta rằng nếu Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta thành công thì luôn có sự cám dỗ trở nên kiêu ngạo.

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm ơn Ngài vì tất cả những lời cảnh báo trong Kinh Thánh, cũng như những lời khích lệ. Xin giúp con luôn chú ý đến những lời cảnh báo này. Lạy Chúa, con hoàn toàn trông cậy vào Chúa. Xin giúp con luôn ngưỡng vọng nơi Chúa Giê-su là Đấng toàn năng nhưng đã hạ mình xuống, tự coi mình không ra gì và mang lấy bản chất của đầy tớ (Phi-líp 2:6–8).

Pippa chia sẻ

Châm ngôn 16:18

Tôi đã từng cố gắng đánh xe vào được một chỗ đậu xe nhỏ trong một thao tác và khá hài lòng với bản thân. Tôi nói với mẹ tôi, người ngồi trong xe với tôi rằng tôi là người đỗ xe giỏi nhất trong gia đình chúng tôi và bực bội nhận xét về việc phụ nữ không thể đỗ xe. Cuối ngày hôm đó, có người hỏi tôi có muốn đánh xe đi lấy đồ gấp không? Vì vậy, tôi nhảy lên xe với một người bạn và chúng tôi trở lại cùng một chỗ. Và tôi đã cố gắng để đậu xe vào vị trí đó. Nhưng tôi có thể làm được không? Tôi mất năm lượt và cuối cùng bạn tôi đề nghị đỗ xe cho tôi. Thật đáng đời. Sự kiêu ngạo đến trước sự bại hoại!

reader

App

Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.

reader

Email

Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.

reader

Website

Bắt đầu đọc sự tận tâm của ngày hôm nay ngay tại đây trên trang web BiOY.

Read now
reader

Book

Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.

Tham khảo

Trừ khi có quy định khác, các trích dẫn Kinh thánh được lấy từ Kinh thánh, Phiên bản quốc tế mới được Anh hóa, Bản quyền © 1979, 1984, 2011 Biblica, trước đây là Hiệp hội Kinh thánh Quốc tế. Được sử dụng dưới sự cho phép của Hodder & Stoughton Publishers, một công ty của Hachette UK. Đã đăng ký Bản quyền. 'NIV' là nhãn hiệu đã đăng ký của Biblica. Nhãn hiệu Vương quốc Anh số 1448790.

Các trích dẫn Kinh thánh được đánh dấu (AMP) lấy từ Kinh thánh Amplified®, Bản quyền © 1954, 1958, 1962, 1964, 1965, 1987 của The Lockman Foundation. Được sử dụng bởi sự cho phép. (www.Lockman.org)

Thánh Kinh được đánh dấu (MSG) lấy từ The Message. Bản quyền © 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002. Được sử dụng dưới sự cho phép của NavPress Publishing Group.

This website stores data such as cookies to enable necessary site functionality and analytics. Find out more