Ngày 208

Cây phả hệ

Khôn ngoan Thi Thiên 89:14-18
Tân ước Rô-ma 9:22-10:4
Cựu Ước 1 Sử ký 1:1-2:17

Giới thiệu

Cha tôi chưa bao giờ nói với tôi về cuộc sống của ông trước khi ông đến Anh và cưới mẹ tôi. Tôi hầu như không biết gì về lý lịch của ông ấy. Cách đây vài năm, Bảo tàng Judaica ở Berlin đã liên lạc với tôi. Họ đang tiến hành một số nghiên cứu về gia đình Gumbel. Họ gửi cho tôi một bản sao cây phả hệ của tôi. Tôi phát hiện ra rằng ông tổ của tôi tên là Abraham Gumbel. Ông cố của tôi tên là Y-sác và anh của ông là Môi-se!

Cha tôi là người Do Thái. Ông đủ điều kiện trở thành luật sư và trở thành Tiến sĩ Luật tại Đại học Tübingen vào năm 1927. Sau đó, ông đọc Mein Kampf của Adolf Hitler và biết điều gì có thể xảy ra với một người như ông, người được gọi là 'Israelitisch' (Người Do Thái-Tiếng Đức). Ông đến Anh và đủ điều kiện trở thành luật sư người Anh. Em gái và cha mẹ của ông cuối cùng cũng đến. Nhiều người còn lại trong gia đình tôi, họ nội tôi, đã bị sát hại ở Dachau, Riga và các trại tập trung khác của Đức quốc xã.

Việc đối xử với người Do Thái qua nhiều thế kỷ rất phức tạp và đôi khi là bi kịch. Đôi khi, ngay cả những đoạn trong Kinh thánh cũng bị hiểu sai và áp dụng sai như một vũ khí để ngược đãi người Do Thái.

Dân Chúa trong Cựu Ước là dân Israel (Y-sơ-ra-ên). Dân Chúa trong Tân Ước là tất cả những ai đặt niềm tin vào Chúa Giê-su Christ. Chúng tôi chia sẻ một lịch sử chung và cây phả hạ. Chúng ta thờ phượng cùng một Đức Chúa Trời và sứ đồ Phao-lô nói với chúng ta rằng con đường cứu rỗi là giống nhau cho tất cả chúng ta.

Khôn ngoan

Thi Thiên 89:14-18

14Sự công chính và công lý là nền của ngôi Chúa;
  Sự nhân từ và sự chân thật đi trước mặt Chúa.
15Phước cho dân tộc nào biết cất tiếng reo mừng!
Lạy Đức Giê-hô-va, họ bước đi trong ánh sáng của mặt Chúa.
16Hằng ngày họ vui mừng vì danh Chúa,
  Nhờ sự công chính của Ngài, họ được tôn cao.
17Vì chính Chúa là vinh quang của sức mạnh họ;
  Nhờ ơn Chúa, sừng của chúng con sẽ được ngước cao lên.
18Vì Đức Giê-hô-va là cái khiên của chúng con,
  Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên là Vua chúng con.

Bình luận

Đức Chúa Trời của bạn là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên

Chúa, Đấng chúng tôi tôn thờ, là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên. ‘Vì Đức Giê-hô-va là cái khiên của chúng con. Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên là Vua chúng con.’ (c.18).

Tác giả Thi thiên nói về Chúa, ‘Sự công chính và công lý là nền của ngôi Chúa; Sự nhân từ và sự chân thật đi trước mặt Chúa.’ (c.14). Đức Chúa Trời lựa chọn dân Y-sơ-ra-ên không khiến Ngài trở nên bất chính và bất công. Ngài là Đức Chúa Trời yêu thương và thành tín. Ngài yêu tất cả mọi người. Ngai của Ngài đặt trên sự công chính và công lý. Chúa sẽ hành động theo cách đúng đắn và cách Ngài đối xử với các quốc gia khác sẽ không bao giờ bất công.

Đức Chúa Trời hành động cách có chủ ý để tất cả các quốc gia sẽ được ban phước qua việc Ngài lựa chọn Y-sơ-ra-ên (xin xem Sáng Thế Ký 12:3). Điều này bây giờ đã được thực hiện thông qua Chúa Giê-su. Bạn cũng có thể bước đi trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời và trải nghiệm ân phước mà bài Thi thiên này nói đến: ‘Phước cho dân tộc nào...bước đi trong ánh sáng của mặt Chúa. Hằng ngày họ vui mừng vì danh Chúa, Nhờ sự công chính của Ngài, họ được tôn cao. Vì chính Chúa là vinh quang của sức mạnh họ; Nhờ ơn Chúa, sừng của chúng con sẽ được ngước cao lên. ' (Thi Thiên 89:15–17). Kết quả là, ‘sừng của chúng con sẽ được ngước cao lên!’ (c.17).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, hôm nay xin giúp con bước đi trong ánh sáng của sự hiện diện của Ngài và vui mừng trong danh Ngài suốt cả ngày.

Tân ước

Rô-ma 9:22-10:4

22Nếu Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cơn thịnh nộ và chứng tỏ quyền năng của Ngài, mà Ngài đã kiên nhẫn chịu đựng những chiếc bình đáng chịu thịnh nộ để bị hủy diệt, thì sao?23Nếu Ngài muốn chứng tỏ sự giàu có của vinh quang Ngài đối với những chiếc bình đáng thương xót, mà Ngài đã chuẩn bị cho sự vinh quang, 24trong đó có chúng ta, là những người Ngài đã gọi, không chỉ từ trong dân Do Thái mà cũng từ trong dân ngoại, thì sao? 25Như Ngài phán trong sách Ô-sê:
“Ta sẽ gọi những người chẳng phải dân Ta là dân Ta,
   Những người không được yêu dấu là yêu dấu;”
  26“Và tại nơi Ta phán cùng họ: ‘Các ngươi không phải là dân Ta,’
   Thì cũng chính tại đó họ sẽ được gọi là ‘con cái Đức Chúa Trời hằng sống.’ ”
\t  27Còn Ê-sai lên tiếng về dân Y-sơ-ra-ên rằng: “Dù số con cái Y-sơ-ra-ên đông như cát biển, chỉ một phần còn sót lại sẽ được cứu mà thôi; 28vì Chúa sẽ nhanh chóng và dứt khoát làm ứng nghiệm lời Ngài trên đất." 29Ê-sai cũng đã báo trước:
  “Nếu Chúa vạn quân không chừa lại cho chúng ta người nối dõi,
   Thì chúng ta đã trở nên như thành Sô-đôm và giống như thành Gô-mô-rơ rồi.”
\t

Sự vô tín của dân Y-sơ-ra-ên

30Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Các dân ngoại không tìm kiếm sự công chính thì lại được sự công chính; đó là sự công chính bởi đức tin; 31còn dân Y-sơ-ra-ên đã cố dựa vào luật pháp để tìm kiếm sự công chính thì không làm trọn được luật pháp. 32Tại sao? Vì họ không tìm kiếm bằng đức tin mà bằng việc làm. Họ đã vấp phải hòn đá ngăn trở, 33như có chép:
  “Nầy, Ta đặt tại Si-ôn một hòn đá ngăn trở, là tảng đá làm cho chúng vấp ngã;
   Nhưng ai tin vào đó sẽ không bị hổ thẹn.”
\t

Sự cứu chuộc cho mọi người

10Thưa anh em, sự ao ước của lòng tôi và lời khẩn cầu của tôi với Đức Chúa Trời là để dân Y-sơ-ra-ên được cứu rỗi. 2Tôi làm chứng cho họ rằng họ có lòng nhiệt thành với Đức Chúa Trời, nhưng lòng nhiệt thành đó thiếu tri thức. 3Do không nhận biết sự công chính của Đức Chúa Trời và tìm cách lập sự công chính riêng cho mình, nên họ không thuận phục sự công chính của Đức Chúa Trời; 4vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, để mọi người tin đều được xưng công chính.

Bình luận

Sự cứu rỗi bắt đầu với Y-sơ-ra-ên

Kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời bắt đầu với Y-sơ-ra-ên. Kế hoạch của Ngài dành cho Y-sơ-ra-ên (dân Do Thái) và phần còn lại (dân ngoại) gắn bó chặt chẽ với nhau. Điều này có ý nghĩa gì đối với bạn bây giờ?

Đức Chúa Trời có một kế hoạch 'Nếu Ngài muốn chứng tỏ sự giàu có của vinh quang Ngài đối với những chiếc bình đáng thương xót, mà Ngài đã chuẩn bị cho sự vinh quang, trong đó có chúng ta, là những người Ngài đã gọi, không chỉ từ trong dân Do Thái mà cũng từ trong dân ngoại, thì sao?' (9:23–24). Kế hoạch cứu rỗi của Ngài rộng hơn cả quốc gia Y-sơ-ra-ên.

Sự cứu rỗi dựa trên:

  • đức tin - không phải việc làm lành của bạn

  • lòng thương xót - không phải những gì bạn xứng đáng

  • niềm tin – không phải nơi bạn sinh ra.

Phao-lô tiếp tục chứng minh điều này bằng cách trích ra những lời của Ô-sê. Đức Chúa Trời đã phán rằng Ngài sẽ gọi những người ‘không phải là dân của ta’ – tức là dân ngoại – là ‘dân của ta’, ‘người yêu dấu của ta’ và ‘con cái của Đức Chúa Trời hằng sống’ (c.25–26).

Thật là một đặc ân tuyệt vời khi được trở thành một phần của dân Chúa, được Chúa yêu thương, được gọi làm con cái của Ngài, đối tượng của lòng thương xót của Ngài, được chuẩn bị trước cho vinh quang để Ngài có thể bày tỏ sự giàu có vinh quang của Ngài (c. 23– 24).

Theo giao ước mới, không ai bị loại trừ. Mọi người đều có thể được cứu. Đức Chúa Trời đã ban sự công bình bởi đức tin, qua Chúa Giê-su (c.30).

Chúa Giê-su là con đường cứu độ. Một số người sẽ vấp ngã vì Ngài, nhưng ‘ai tin cậy nơi Ngài sẽ không bao giờ phải hổ thẹn’ (c.33).

Phao-lô yêu mến dân Y-sơ-ra-ên. Họ là người của ông. Ông mong họ được cứu. Ông nhiệt thành can thiệp vì sự cứu rỗi của họ. ‘Thưa anh em, sự ao ước của lòng tôi và lời khẩn cầu của tôi với Đức Chúa Trời là để dân Y-sơ-ra-ên được cứu rỗi.’ (10:1).

Chỉ có một cách để họ được cứu, đó là bởi đức tin, nhờ ‘sự công bình đến từ Đức Chúa Trời’ (c.3). Sự công bình này đến qua Đấng Christ. ‘Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp để mọi kẻ tin đều được xưng công chính’ (c.4).

"Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp” là một tuyên bố vĩ đại, mang tính đột phá, thay đổi cuộc đời và làm nên lịch sử. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận về ý nghĩa chính xác của những lời dạy dỗ của Phao-lô. Tuy nhiên, một số điều là rõ ràng.

  1. 'Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp' nghĩa là Ngài đã làm trọn luật pháp. Chúa Giê-su từng mô tả mình đến để ‘làm trọn luật pháp’ (Ma-thi-ơ 5:17). Mục đích của luật pháp là chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giê-su (Ga-la-ti 3:24). Bây giờ Chúa Giê-su đã đến, vai trò của nó đã hoàn thành.

  2. ‘Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp’ theo nghĩa Ngài đã làm thỏa mãn luật pháp. Chúa Giê-su là người duy nhất đã từng tuân giữ trọn vẹn luật pháp, nhưng qua thập tự giá, bạn nhận được lợi ích từ sự vâng phục của Ngài.

  3. 'Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp' theo nghĩa là Ngài đã giải phóng bạn khỏi gánh nặng và sự kết tội của luật pháp. Khi liên tục thất bại, chúng ta sống cuộc sống dưới đám mây đen của sự lên án. Nhờ Chúa Giê-su, ‘Vậy bây giờ, những ai ở trong Đấng Christ Jêsus sẽ không bị kết tội nữa.’ (Rô-ma 8:1).

  4. Chúa Giê-su đã giải phóng bạn khỏi việc tìm kiếm sự cứu rỗi qua luật pháp. Không ai có thể được cứu bởi luật pháp. Không ai, ngoài Chúa Giê-su, đã từng giữ được toàn bộ lề luật. ‘Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp’ theo nghĩa là Ngài giải phóng bạn khỏi nỗ lực thiết lập sự công bình của riêng bạn. Thay vào đó, giờ đây bạn được ban cho ‘sự công bình đến từ Đức Chúa Trời’ (10:3).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm ơn Chúa vì sự cứu rỗi được mở ra cho tất cả mọi người nhờ đức tin nơi Chúa Giê-su. Hôm nay con cầu nguyện cho dân Y-sơ-ra-ên: ‘sự ao ước của lòng tôi và lời khẩn cầu của tôi với Đức Chúa Trời là để dân Y-sơ-ra-ên được cứu rỗi’ (c.1).

Cựu Ước

1 Sử ký 1:1-2:17

Gia phả các tổ phụ

(1:1 – 9:44)

Gia phả các tổ phụ từ A-đam đến Áp-ra-ham

(Sáng 5:1-32; 10:1-32; 11:10-32)

1A-đam sinh Sết, Sết sinh Ê-nót; 2Ê-nót sinh Kê-nan, Kê-nan sinh Ma-ha-la-le, Ma-ha-la-le sinh Giê-rệt; 3Giê-rệt sinh Hê-nóc, Hê-nóc sinh Mê-tu-sê-la, Mê-tu-sê-la sinh Lê-méc; 4Lê-méc sinh Nô-ê, Nô-ê sinh Sem, Cham và Gia-phết.
5Các con của Gia-phết là Gô-me, Ma-gốc, Ma-đai, Gia-van, Tu-banh, Mê-siếc, và Ti-ra. 6Các con của Gô-me là Ách-kê-na, Đi-phát, và Tô-ga-ma. 7Các con của Gia-van là Ê-li-sa, Ta-rê-si, Kít-tim, và Rô-đa-nim.
8Các con của Cham là Cút, Mích-ra-im, Phút, và Ca-na-an. 9Các con của Cút là Sê-ba, Ha-vi-la, Sáp-ta, Ra-ê-ma, và Sáp-tê-ca. Các con của Ra-ê-ma là Sê-ba, và Đê-đan. 10Cút sinh Nim-rốt, người anh hùng đầu tiên trên mặt đất.
11Mích-ra-im sinh ra dân Lu-đim, A-na-mim, Lê-ha-bim, Náp-tu-him, 12Phát-ru-sim, Cách-lu-him (là tổ phụ của dân Phi-li-tin), và dân Cáp-tô-rim.
13Ca-na-an sinh Si-đôn, là trưởng nam, rồi sinh Hếch, 14và dân Giê-bu-sít, A-mô-rít, Ghi-rê-ga-sít, 15Hê-vít, A-rê-kít, Si-nít, 16A-va-đít, Xê-ma-rít, và Ha-ma-tít. 17Các con của Sem là Ê-lam, A-su-rơ, A-pác-sát, Lút, A-ram, Út-xơ, Hu-lơ, Ghê-te, và Mê-siếc. 18A-pác-sát sinh Sê-lách; Sê-lách sinh Hê-be. 19Hê-be sinh được hai người con: Người thứ nhất tên là Pê-léc; vì vào thời đó, đất đã bị phân chia; còn người em tên là Giốc-tan. 20Giốc-tan sinh A-mô-đát, Sê-lép, Ha-sa-ma-vết, Giê-rách, 21Ha-đô-ram, U-xa, Điếc-la, 22Ê-banh, A-bi-ma-ên, Sê-ba, 23Ô-phia, Ha-vi-la, và Giô-báp. Tất cả những người đó đều là con của Giốc-tan.
24Sem sinh A-pác-sát, A-pác-sát sinh Sê-lách, 25Sê-lách sinh Hê-be, Hê-be sinh Pê-léc, Pê-léc sinh Rê-hu, 26Rê-hu sinh Sê-rúc, Sê-rúc sinh Na-cô, Na-cô sinh Tha-rê, 27Tha-rê sinh Áp-ram, về sau gọi là Áp-ra-ham.

Dòng dõi Ích-ma-ên

             (Sáng 25:12-16)

28Các con của Áp-ra-ham là Y-sác và Ích-ma-ên. 29Đây là dòng dõi của họ: Con trưởng nam của Ích-ma-ên là Nê-ba-giốt; kế đến là: Kê-đa, Át-bê-ên, Mi-bô-sam, 30Mích-ma, Đu-ma, Ma-sa, Ha-đát, Thê-ma, 31Giê-thu, Na-phích, và Kết-ma. Đó là các con trai của Ích-ma-ên.

Dòng dõi Kê-tu-ra

32Kê-tu-ra, vợ lẽ của Áp-ra-ham, sinh các con trai là Xim-ram, Giốc-san, Mê-đan, Ma-đi-an, Dích-bác, và Su-ách. Giốc-san sinh Sê-ba, và Đê-đan. 33Các con của Ma-đi-an là Ê-pha, Ê-phe, Ha-nóc, A-bi-đa, và Ên-đa. Tất cả những người nầy đều là con cháu của Kê-tu-ra.

Dòng dõi Ê-sau

           (Sáng 36:1-19)

34Áp-ra-ham sinh Y-sác. Các con của Y-sác là Ê-sau và Y-sơ-ra-ên.
35Các con của Ê-sau là Ê-li-pha, Rê-u-ên, Giê-úc, Gia-lam, và Cô-ra. 36Các con của Ê-li-pha là Thê-man, Ô-ma, Xê-phi, Ga-tham, Kê-na, Thim-na, và A-ma-léc. 37Các con của Rê-u-ên là Na-hát, Xê-rách, Sam-ma, và Mích-xa.
38Các con của Sê-i-rơ là Lô-than, Sô-banh, Xi-bê-ôn, A-na, Đi-sôn, Ét-xe, và Đi-san. 39Các con của Lô-than là Hô-ri và Hô-man; còn Thim-na là em gái của Lô-than. 40Các con của Sô-banh là A-li-an, Ma-na-hát, Ê-banh, Sê-phi, và Ô-nam. Các con của Xi-bê-ôn là Ai-gia và A-na. 41Con của A-na là Đi-sôn. Các con của Đi-sôn là Ham-ran, Ếch-ban, Dít-ran, và Kê-ran. 42Các con của Ét-xe là Binh-han, Xa-van, và Gia-a-can. Các con của Đi-san là Út-xơ, và A-ran.

Các vua Ê-đôm

43Trước khi dân Y-sơ-ra-ên có vua cai trị, đây là các vua trị vì xứ Ê-đôm: Bê-la, con của Bê-ô; kinh đô là Đin-ha-ba. 44Khi Bê-la chết, Giô-báp, con của Xê-rách, người Bốt-ra, lên kế vị. 45Khi Giô-báp chết, Hu-sam, người xứ Thê-man, lên kế vị. 46Khi Hu-sam chết, Ha-đát, con của Bê-đát, lên kế vị; chính vua nầy đã đánh bại dân Ma-đi-an trong cánh đồng xứ Mô-áp; kinh đô là A-vít. 47Khi Ha-đát chết, Sam-la, người Ma-rê-ca, lên kế vị. 48Khi Sam-la chết, Sau-lơ, người Rê-hô-bốt thuộc vùng sông Ơ-phơ-rát, lên kế vị. 49Khi Sau-lơ chết, Ba-anh Ha-nan, con của Ạc-bồ, lên kế vị. 50Khi Ba-anh Ha-nan chết, Ha-đát lên kế vị; kinh đô là Pha-i; vợ vua tên là Mê-hê-ta-bê-ên, con gái của Mát-rết, cháu ngoại Mê-xa-háp. 51Sau đó, Ha-đát cũng chết.
 Ê-đôm có các tộc trưởng là: Thim-na, A-li-a, Giê-tết, 52Ô-hô-li-ba-ma, Ê-la, Phi-nôn, 53Kê-na, Thê-man, Mép-xa, 54Mác-đi-ên, và Y-ram. Đó là các tộc trưởng của Ê-đôm.

Dòng dõi của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa

2Đây là các con trai của Y-sơ-ra-ên: Ru-bên, Si-mê-ôn, Lê-vi, Giu-đa, Y-sa-ca, Sa-bu-lôn, 2Đan, Giô-sép, Bên-gia-min, Nép-ta-li, Gát, và A-se.
3Các con của Giu-đa là Ê-rơ, Ô-nan, và Sê-la. Cả ba người nầy đều do Bát Su-a, người Ca-na-an, sinh cho Giu-đa. Ê-rơ, con trưởng nam của Giu-đa, làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va, nên Ngài khiến cho Ê-rơ chết. 4Ta-ma, là dâu của Giu-đa, sinh cho ông: Phê-rết và Xê-rách. Như vậy, Giu-đa có tất cả năm người con.
5Các con của Phê-rết là Hết-rôn và Ha-mun.
6Các con của Xê-rách là Xim-ri, Ê-than, Hê-man, Canh-côn, và Đa-ra; tất cả là năm người. 7Con của Cạt-mi là A-ca, là kẻ gây tai họa cho Y-sơ-ra-ên, vì đã lấy vật nghiêm cấm. 8Con của Ê-than là A-xa-ria.
9Các con sinh cho Hết-rôn là: Giê-rác-mê-ên, Ram, và Kê-lu-bai.
10Ram sinh A-mi-na-đáp, A-mi-na-đáp sinh Na-ha-sôn, là một thủ lĩnh của người Giu-đa. 11Na-ha-sôn sinh Sanh-ma, Sanh-ma sinh Bô-ô, 12Bô-ô sinh Ô-bết, Ô-bết sinh Gie-sê. 13Gie-sê sinh con đầu lòng là Ê-li-áp, con thứ nhì là A-bi-na-đáp, con thứ ba là Si-mê-a, 14con thứ tư là Na-tha-na-ên, con thứ năm là Ra-đai, 15con thứ sáu là Ô-xem, con thứ bảy là Đa-vít. 16Còn Xê-ru-gia và A-bi-ga-in là chị em của những người ấy. Xê-ru-gia có ba người con là A-bi-sai, Giô-áp, và A-sa-ên. 17A-bi-ga-in sinh A-ma-sa; cha của A-ma-sa là Giê-the, người Ích-ma-ên.

Bình luận

Lịch sử của bạn gắn liền với Y-sơ-ra-ên

Trong đoạn kinh thánh hôm nay, chúng ta thấy một cây phả hệ khác. Đây là cây gia đình của tôi. Nó cũng là của bạn luôn.

Eugene Peterson viết: “Những cái tên bắt đầu câu chuyện này, hàng trăm hàng trăm cái tên, danh sách những cái tên, hết trang này đến trang khác tên, tên cá nhân… Lịch sử thiêng liêng không được xây dựng từ những sức mạnh phi cá nhân hay những ý tưởng trừu tượng; nó được dệt nên từ những cái tên – những con người, mỗi người đều độc nhất. Biên niên sử dựng nên một hàng rào vững chắc chống lại tôn giáo gây mất nhân cách.’

Có nhiều hơn một cách để kể một câu chuyện. Hai sách Sử ký tưởng thuật về cùng thời kỳ với sách Sa-mu-ên và Các Vua. Chước giả mới (có thể là Ê-xơ-ra), viết khoảng một trăm năm sau, lần theo lịch sử của Y-sơ-ra-ên từ A-đam cho đến khi trở về sau cuộc lưu đày.

Trong những chương này, chúng ta thấy rằng lịch sử của Y-sơ-ra-ên là lịch sử của chúng ta. Lịch sử của chúng ta bắt nguồn từ A-đam (1:1) và sự khởi đầu của loài người.

Hội thánh quay trở lại với Áp-ra-ham. ‘Áp-ra-ham là cha của Y-sác. Các con trai của Y-sác: Ê-sau và Y-sơ-ra-ên’ (c.34). Cả Y-sơ-ra-ên và hội thánh của Chúa Giê-su Christ đều coi Áp-ra-ham là cha của họ.

Trong chương 2, biên niên sử lần theo lịch sử của Y-sơ-ra-ên qua các con trai Y-sơ-ra-ên cho đến Đa-vít (2:15). Một lần nữa, lịch sử của Y-sơ-ra-ên là lịch sử của bạn. Hội thánh bắt đầu với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham và tiếp tục qua các thời đại cho đến bây giờ.

Hội thánh nổi tiếng hay không nổi tiếng, lớn hay nhỏ đều không quan trọng. Mọi người nói về Hội thánh như thể đó là một hiện tượng khá ngoài lề, chỉ quan tâm đến việc trở nên nổi tiếng. Câu hỏi duy nhất mà giới truyền thông đặt ra là liệu Hội thánh đó có nổi tiếng hay không.

Nhưng như Giám mục Lesslie Newbigin đã chỉ ra, điều này là vô lý. Hội thánh đã tồn tại lâu hơn các đế chế vĩ đại, các hệ thống triết học, các hệ thống toàn trị. Những thứ dường như chiếm toàn bộ chân trời suy nghĩ của công chúng bây giờ sẽ chỉ là những bóng ma, được nhớ lại một nửa từ quá khứ, hai mươi năm nữa kể từ bây giờ. Nhưng hội thánh vẫn sẽ ở đó. Thực tế này cần phải là trung tâm suy nghĩ của chúng ta với tư cách là Cơ đốc nhân.

Cầu nguyện

Cảm ơn Chúa vì gia phả chung của chúng con với dân Y-sơ-ra-ên. Cảm ơn Chúa vì đặc ân phi thường được trở thành một phần của dân Chúa, những người theo dõi lịch sử của chúng ta từ buổi đầu của loài người, qua A-đam, Áp-ra-ham và Y-sơ-ra-ên, và cho đến tận ngày nay.

Pippa chia sẻ

Trong Thi thiên 89:14 có nói,

‘Sự công chính và công lý là nền của ngôi Chúa. Sự nhân từ và sự chân thật đi trước mặt Chúa.’

Với tất cả tình trạng bất ổn chính trị và các chính phủ đang thay đổi trên khắp thế giới, lẽ phải và công lý cần phải là nền tảng của bất kỳ hình thức quản trị nào. Đừng ngừng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo trên thế giới của chúng ta.

reader

App

Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.

reader

Email

Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.

reader

Website

Bắt đầu đọc sự tận tâm của ngày hôm nay ngay tại đây trên trang web BiOY.

Read now
reader

Book

Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.

Tham khảo

Eugene Peterson, Thông điệp: 'Giới thiệu Biên niên sử 1 và 2' (NavPress, 1993).

Lesslie Newbigin, Khám phá sự thật trong một thế giới đang thay đổi (Alpha International, 2012), tr.96.

Trừ khi có quy định khác, các trích dẫn Kinh thánh được lấy từ Kinh thánh, Phiên bản quốc tế mới được Anh hóa, Bản quyền © 1979, 1984, 2011 Biblica, trước đây là Hiệp hội Kinh thánh Quốc tế. Được sử dụng dưới sự cho phép của Hodder & Stoughton Publishers, một công ty của Hachette UK. Đã đăng ký Bản quyền. 'NIV' là nhãn hiệu đã đăng ký của Biblica. Nhãn hiệu Vương quốc Anh số 1448790.

Thánh Kinh được đánh dấu (MSG) lấy từ The Message. Bản quyền © 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002. Được sử dụng dưới sự cho phép của NavPress Publishing Group.

This website stores data such as cookies to enable necessary site functionality and analytics. Find out more